Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Việt Nam: Khởi sắc nhưng cần thận trọng

 Kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009 đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Những biện pháp kích cầu của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, thế nhưng, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đừng quá lạc quan mà phải rất thận trọng vì còn nhiều khó khăn phía trước.


Chớ vội chủ quan


Theo TS Võ Trí Thành, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nền kinh tế Việt Nam 4 tháng qua đã xuất hiện những tín hiệu rất đáng mừng. Thế nhưng, bức tranh tổng thể vẫn còn nhiều phức tạp, thể hiện rõ nhất ở tính bất định còn cao của hệ thống tài chính thế giới.


Nhiều nước đã đưa ra những biện pháp giải cứu nền tài chính thế giới nhưng hiệu quả tới đâu còn cần thời gian. Bài học về việc cam kết mạnh nhưng thực thi chẳng được bao nhiêu không phải là hiếm. Nền kinh tế thế giới được dự báo là vẫn tiếp tục khó khăn trong năm nay.


Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới với xuất khẩu chiếm tới 70% GDP. Nhiệm vụ từ nay đến cuối năm là mức tăng trưởng GDP các tháng phải cao hơn mức 3,1% của quý I để có thể đạt được mức tăng trưởng GDP cả năm theo dự báo là khoảng 5% không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Điều đó có nghĩa là, chúng ta không nên quá lạc quan mà cũng đừng quá bi quan với triển vọng của nền kinh tế trong năm nay.
 

”Chính sách nới lỏng tiền tệ bằng cách hạ lãi suất cơ bản để kéo lãi suất xuống thấp trong thời gian qua đang vấp với chính sách tài khóa (phát hành trái phiếu để huy động thêm vốn, hỗ trợ cho nguồn vốn kích thích kinh tế). Thế nhưng về nguyên tắc, muốn thu hút người dân mua trái phiếu thì phải có lãi suất cao. Như vậy, có nghĩa là, chính sách tài khóa trong tình hình hiện nay đang có xu hướng đẩy lãi suất lên cao”.

TS. Võ Trí Thành

Còn TS Lê Đăng Doanh cho rằng, việc những chỉ số của nền kinh tế trong tháng 4 đã có bước cải thiện so với đầu năm là một điều tốt, nhưng đó cũng là bình thường. Chẳng hạn như GDP, quý I có Tết Nguyên Đán, thì sản xuất bị ngưng lại nên tăng trưởng chỉ đạt 3,1% là dễ hiểu. Nhưng đến quý II, khi mà mọi hoạt động của nền kinh tế đã quay trở lại và nhu cầu về tiêu dùng, xây dựng có chiều hướng tăng lên thì GDP tiếp tục tăng lên cũng là điều bình thường. Vì thế, chớ vội vui mừng mà quên đi những thách thức đang còn nhiều trước mắt.


Một điểm quan trọng đó là, chỉ số nhập khẩu của 4 tháng qua sụt giảm rất mạnh, lên tới 41%, cho thấy những khó khăn còn rất lớn của nền sản xuất trong nước.


Cảnh giác với lạm phát


Theo nhiều dự báo thì năm nay, lạm phát vẫn có thể kiểm soát được và ở trong khoảng 6 – 9%. Lý do là, nền kinh tế thế giới suy giảm dẫn tới tổng cầu giảm nên giá giảm mà kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi giá cả thế giới. Thứ hai là trong năm 2008, Việt Nam đã có rất nhiều bài học về chống lạm phát nên chúng ta đã thận trọng hơn, có kinh nghiệm hơn trong việc điều chỉnh chính sách.


Tuy nhiên, TS Võ Trí Thành nhận định, rủi ro của nền kinh tế Việt Nam còn rất cao nên chúng ta phải rất thận trọng. Các nước trên thế giới tung ra một lượng tiền khổng lồ để giải cứu nền kinh tế, điều đó có thể tác động rất lớn đến giá cả, đặc biệt khi tăng trưởng thế giới bắt đầu quay trở lại. Vì vậy, theo ông Thành, việc đề phòng lạm phát cũng cần phải cảnh giác ngay trong năm nay.


TS Lê Đăng Doanh cho rằng, cần chú ý đối với những tín hiệu về chính sách tiền tệ, bởi hiện nay tổng cung của phương tiện thanh toán đã tăng lên 11,4%, cao hơn rất nhiều so với mức 5,3%, của cùng kỳ năm ngoái. Như vậy có nghĩa là, chúng ta đã bơm tiền tăng cung tín dụng rất nhiều. Nếu giá dầu tiếp tục tăng lên, kéo theo một số mặt hàng khác tăng giá theo thì khả năng quay trở lại của lạm phát là hoàn toàn có thể./. 

(Theo  Đài tiếng nói việt Nam)

  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,44%
  • Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm có chuyển biến tích cực
  • Dự thảo Nghị định về trợ giúp phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Du lịch Việt Nam: Khi nào “cất cánh” ?
  • Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 ở mức 4,7%
  • Năm nay Việt Nam có thể phải chịu 6 cơn bão
  • Hứa hẹn kinh tế phục hồi?
  • Doanh nghiệp và nông dân: Gian nan tìm tiếng nói chung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi