Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế VN và những dấu hiệu khả quan nửa đầu năm 2010



Các chuyên gia của ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra một báo cáo đánh giá về những kết quả khả quan mà kinh tế Việt Nam đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2010 dưới sự điều hành có hiệu quả của Chính phủ.


Tăng trưởng kinh tế đã theo đúng như dự đoán của các chuyên gia, ở mức 6,2% - 6,4% trong quý 2-2010 như Chính phủ đã ước tính, sau khi đạt 5,8% trong quý 1. Lạm phát được kiềm chế trong nửa đầu năm 2010, với mức lạm phát hàng tháng được kiềm chế quanh mức 0,1% - 0,3% trong ba tháng gần đây.

Trong sáu tháng đầu năm 2010, sự gia tăng ở mức vừa phải trong nhập khẩu và mạnh mẽ hơn trong xuất khẩu đang giúp kiểm soát thâm hụt thương mại. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang được giải ngân tăng và dòng kiều hối đang được cải thiện.

Một điều đáng khích lệ là tăng trưởng xuất khẩu theo tháng trong quý II năm 2010 đã tăng từ con số 0 trong hai tháng đầu năm lên mức trung bình là 30% so với cùng kỳ. Điều này phản ánh tình hình phát triển kinh tế rất khả quan, thu nhập người dân tăng, cũng như sự phục hồi đáng kể của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là khu vực các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ đã giảm trong những tháng gần đây. Chính việc giảm nhẹ của giá cả thực phẩm, nhà đất và vận tải - những yếu tố chiếm gần 60% tỷ trọng CPI – đã trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, sự điều tiết của giá cả hàng hóa thế giới cũng góp phần làm giảm lạm phát. Ngoài ra, việc giảm giá xăng dầu thời gian gần đây cũng giúp giảm chi phí vận tải.

Trong điều kiện lạm phát ổn định như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giảm lãi suất. Các ngân hàng lớn trong nước đã đồng ý hạ lãi suất cho vay VND từ mức hiện nay là 14% xuống còn 12% đến 12,5% trong tháng 7. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đồng ý giảm lãi suất tiền gửi từ mức hiện nay là 11,5% xuống còn 10,2% trong ba tháng tới.

Bên cạnh đó, luồng vốn đổ vào Việt Nam cũng đang được cải thiện dần. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm 2010, lượng kiều hối đạt 3,6 tỷ USD, so với mức 2,8 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2009. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nửa đầu năm 2010 đạt 5,4 tỷ USD, cao hơn 6% so với cùng kỳ năm 2009. Việc thâm hụt thương mại được giữ ổn định và dòng vốn tăng đều là điều kiện thuận lợi cho sự ổn định tiền tệ.

  • Quy mô vốn nào cho hợp lý ?
  • Cải cách hành chính: Nhiều tồn tại trong thực hiện Đề án 30
  • Tập đoàn lương thực: Mới chỉ là ý tưởng
  • Việt Nam nên đầu tư cho vi mạch
  • Vay hiệu quả và trả nợ an toàn
  • Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Vẫn ì ạch
  • Phát triển doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (Kỳ 1)
  • Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kỳ 2: Để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi