Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mức sống của người nông dân ngày càng giảm

Người nông dân buộc phải chi phí nhiều hơn cho sinh hoạt, với mức thu nhập này, mức sống của người nông dân ngày càng giảm dần. Ảnh: Sơn Nghĩa

Thu nhập trung bình của nông dân trong năm nay chỉ ở mức 440 đô la Mỹ/người/năm. Đây là kết quả nghiên cứu mà Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam vừa công bố.

Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, cho biết dù giá nông sản có tăng, nhưng chi phí sinh hoạt lại tăng cao hơn trong những năm qua do lạm phát, người nông dân buộc phải chi phí nhiều hơn cho sinh hoạt, và do vậy mức sống của người nông dân giảm dần.

Trong năm 2011, dao động của biên độ giá các mặt hàng quá lớn. Các mặt hàng sắt thép, xi măng, xăng dầu, tân dược đều đã “đội trần”, tăng trung bình từ 30-100%.

“Những mặt hàng tăng giá tác động trực tiếp đến nông nghiệp là phân bón, thuốc trừ sâu, điện, xăng dầu... Dù nông sản có tăng giá nhưng cũng khó có thể bù đắp được những khoản chi phí thiết yếu mà người nông dân phải chịu”, ông Bửu phân tích. 

Ngoài vấn đề diện tích canh tác nhỏ, yếu tố chi phí tăng cao làm cho nông dân thiệt thòi thì càng hội nhập quốc tế sâu hơn nông dân càng dễ tổn thương bởi những biến động của thị trường trong nước và thế giới.

Liên quan đến người nghèo là nông dân ở khu vực nông thôn, tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG 2011), các nhà tài trợ cũng cho biết, Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng của xóa đói giảm nghèo trong suốt 15 năm qua, đã giúp cho khoảng 28 triệu người dân thoát nghèo.

Nhưng các nhà tài trợ cũng tỏ ra quan ngại tốc độ xóa đói giảm nghèo đang chậm lại, và một bộ phận người dân bị rơi vào tình trạng nghèo dai dẳng, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số và nông dân ở nông thôn. Các đối tác phát triển kêu gọi cần có một hướng tiếp cận mang tính khác biệt và nhiều chiều để giải quyết các vấn đề nghèo đói hiện đang tồn tại.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Góc nhìn của chuyên gia
  • DNNN: Chỗ ngon thì cố giữ
  • Thưởng Tết Nhâm Thìn sẽ giảm mạnh?
  • TS. Alan Phan: Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam
  • Kinh tế Âu - Mỹ hỗn loạn: Việt Nam sẽ ra sao?
  • “Cơn nghiện” đầu tư công đã có cách chữa?
  • Việt Nam: Ba trở ngại với môi trường kinh doanh
  • Dự báo 2012: khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi