Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam cải thiện nhiều thủ tục thuế

Chính sách tăng lương và tiền công cần rõ ràng hơn để doanh nghiệp FDI dễ dàng thu hút cũng như giữ chân được nhiều lao động có kỹ năng.

“Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Hàn Quốc đang rất tốt đẹp. Tổng giá trị vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đến nay là hơn 20 tỉ USD. Hiện có trên 2.400 doanh nghiệp Hàn Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam. Con số này cho thấy hợp tác chặt chẽ giữa hai nước. Tôi chắc chắn rằng trong thời gian tới sẽ còn nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tìm đến đầu tư ở Việt Nam nếu môi trường đầu tư của các bạn tiếp tục được cải thiện”. Đó là khẳng định của ông Ha Chan-Ho, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, trong Hội nghị đối thoại về chính sách thuế và hải quan do Bộ Tài chính và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức chiều 2-6.

Cần đồng bộ cơ sở hạ tầng


Ông Ha Chan-Ho đánh giá hiện tại Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Cải thiện như thế nào thì chắc phải đợi một thời gian nữa xem số lượng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng bao nhiêu. “Riêng tôi, tôi thấy các doanh nghiệp Hàn Quốc rất thỏa mãn với việc cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn gặp phải một số khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam. Đó là chính sách lương cho nhân công tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” - ông Ha Chan-Ho nói.

Ông Ha Chan-Ho đề nghị các địa phương cần tạo điều kiện để doanh nghiệp Hàn Quốc thu hút được nhiều lao động hơn nữa. Đó là chính sách tăng lương và tiền công cần rõ ràng hơn để doanh nghiệp dễ dàng thu hút cũng như giữ chân được nhiều lao động có kỹ năng. “Bên cạnh đó, việc xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các cơ sở hạ tầng như điện, đường, cảng biển… cũng cần phải cải thiện hơn hiện nay để doanh nghiệp giảm những chi phí kinh doanh” - ông Ha Chan-Ho nhấn mạnh.

Theo ông Kim Ho-Kyun, Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, trong tương lai, các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam hy vọng các nhà làm chính sách của Việt Nam có trao đổi và chia sẻ với doanh nghiệp. Khi đó, những chính sách mới đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư và môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ thực sự hấp dẫn hơn.

Cải thiện nhiều thủ tục hành chính thuế

Giới thiệu về một số chính sách thuế mới trong thời gian qua, ông Cao Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết chính sách hiện đại hóa thu thuế qua ngân sách giữa thuế-kho bạc-hải quan-tài chính đã thực hiện tại 41 tỉnh, thành phố với hơn 300 chi cục thuế. Theo đó, địa điểm nộp thuế được mở rộng, tại tất cả chi nhánh ngân hàng thực hiện kết nối với cơ quan thuế. Thời gian nộp thuế qua ngân hàng có thể thực hiện cả trong và ngoài giờ hành chính. Trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp thuế qua thẻ ATM thì thời gian nộp thuế có thể kéo dài đến tận 23 giờ tất cả các ngày trong tuần. Về chính sách kê khai thuế điện tử, đến ngày 31-3, có 13.350 doanh nghiệp thuộc 19 tỉnh, thành phố khai thuế điện tử. Mục tiêu đến cuối năm 2011, sẽ có 40.000 doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng.

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế của Việt Nam là rất tốt. Điển hình là chính sách trao quyền tự in hóa đơn cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp sử dụng đồng thời nhiều loại hóa đơn khác nhau như hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in. Như vậy, chính sách này chấm dứt tình trạng hằng tháng doanh nghiệp phải xếp hàng cơ quan thuế để mua hóa đơn. Bên cạnh đó, cũng liên quan đến hóa đơn, tần suất báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nộp cho cơ quan thuế cũng giảm còn bốn lần/năm thay cho quy định cũ là 12 lần.

(Báo PLTPHCM Online)

  • Những “nghịch lý” lạ lùng của kinh tế Việt Nam
  • GDP 6 tháng năm 2011 có thể đạt 5,6%
  • Cách nào tránh bẫy thu nhập thấp?
  • Biển miền Trung có điều kiện chiến lược quan trọng
  • Sau động đất, sóng thần: Nhật rộng cửa đón tu nghiệp sinh Việt Nam
  • Các nhà đầu tư nước ngoài cảnh báo Việt Nam: Những rào cản làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • Thí điểm PPP: Nhà nước đã chìa tay, dù còn dè dặt
  • Hai "gót chân Asin" kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi