Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sau động đất, sóng thần: Nhật rộng cửa đón tu nghiệp sinh Việt Nam

Ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết, sau thảm họa động đất, sóng thần, Nhật Bản đánh giá cao tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam vì tinh thần làm việc và những hành động chia sẻ mất mát với người dân Nhật. Nước này sẽ tăng cường tiếp nhận TNS Việt Nam trong thời gian tới.

Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại một nghiệp đoàn của Nhật Bản Ảnh: Thiện Phúc.

Coi trọng TNS Việt Nam

Ông Lê Văn Thanh cho biết, sau khi xảy ra thảm họa động đất sóng thần, TNS Việt Nam làm việc tại Nhật Bản vẫn không hoang mang. Đa số TNS Việt Nam tham gia làm việc bình thường và đăng ký làm thêm giờ không nhận lương để góp phần xoa dịu nỗi đau với người dân Nhật Bản. Tình cảm đó của TNS Việt Nam đã được Chính phủ Nhật Bản đánh giá rất cao và mong muốn gia tăng tiếp nhận TNS Việt Nam trong năm tài khóa 2011.

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản cũng cho biết, sau thảm họa động đất sóng thần, hình ảnh TNS Việt Nam đang gây ấn tượng hơn so với TNS một số nước khác.

Theo ông Thanh, hiện có khoảng 18.000 TNS Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. Trước đây, khi lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật, năm thứ nhất họ chỉ được hưởng trợ cấp tu nghiệp, đến năm thứ hai và thứ ba mới được hưởng lương nên thu nhập không cao. “Hiện, theo quy định mới của Nhật Bản, ngay từ năm thứ nhất, TNS được coi là thực tập sinh và được nhận lương như lao động bản địa nên thu nhập cao hơn” - ông Thanh nói. Theo ông Thanh, trung bình, một TNS, sau khi đã trừ các chi phí, mỗi tháng nhận được khoảng 80.000 yên (tương đương với khoảng 20 triệu đồng).

Đại diện Phòng Thị trường (Cục Quản lý lao động ngoài nước) cũng cho biết, trong 4 tháng đầu năm, có nhiều nghiệp đoàn của Nhật Bản sang Việt Nam trực tiếp tuyển lao động. Chính vì thế, riêng trong tháng 4, đã có gần 600 lao động được đưa sang Nhật Bản tu nghiệp.

Đơn hàng nhiều, lương cao

Ông Nguyễn Xuân Vui - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty Cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không (Airseco) cho biết, Cty đang cần 200 TNS cho các nghiệp đoàn tại Nhật Bản, làm việc trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất phụ tùng ô tô (bọc da, dán giả da ghế ô tô), tiện kim loại, đúc - tiện, mạ - đúc...

Ông Vũ Công Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực (LOD) cũng cho biết, đang tuyển khoảng 300 lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực như sửa chữa đóng tàu, chế biến nông sản, cơ khí. Ngoài ra, một số Cty khác cũng đang tuyển lao động đi làm việc tại Nhật Bản với số lượng lớn.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước cho biết, Nhật Bản là thị trường tốt, cho thu nhập cao. Thực tế, trong tổng số 14 nước có TNS đang làm việc tại Nhật Bản, số lượng TNS Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc.

Điều kiện để được đi Nhật là nam- nữ, tuổi từ 19-30, có sức khỏe tốt. Người tham gia đơn hàng đi Nhật bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Ưu tiên những người đã có tay nghề. Chi phí đi Nhật (tùy theo quy định của các Cty) nhưng trung bình là 8.000 USD. Thời gian làm việc 3 năm.

Ông Lê Văn Thanh cho rằng, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nghiệp đoàn Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đào tạo tiếng Nhật và ý thức làm việc cho lao động. Chính phủ hai nước đã ký hiệp định đối tác kinh tế chiến lược nên thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội để TNS Việt Nam tiếp tục sang Nhật tu nghiệp.

(Theo Phong Cầm // Tienphong Online)

  • Các nhà đầu tư nước ngoài cảnh báo Việt Nam: Những rào cản làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • Thí điểm PPP: Nhà nước đã chìa tay, dù còn dè dặt
  • Hai "gót chân Asin" kinh tế
  • Cuộc đua cải thiện PCI: Thách thức phía trước
  • Hướng tới giá điện có lợi hơn cho người tiêu dùng
  • Phát triển công nghiệp và thương mại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • 'Kinh tế VN chưa gây dựng lại được niềm tin nơi nhà đầu tư'
  • CPI tháng 6 sẽ giảm tốc?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi