Hai "gót chân Asin" của nền kinh tế hiện nay chính là đầu tư công kém hiệu quả và lãi suất cao kỷ lục trên mọi cấp độ.
Xét về tỷ lệ vốn đầu tư/GDP, Chính phủ Việt Nam đang là nhà đầu tư lớn nhất so với chính phủ các nước Đông Á và Đông Nam Á. Mỗi năm, đầu tư công của Việt Nam bằng khoảng 17%-20% GDP. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều (mức trung bình là dưới 5%, tại Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%)...Chỉ số ICOR (càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp) của Việt Nam năm 2007 là 5,2, năm 2008 tăng lên 6,66 và năm 2009 tăng lên trên 8... Nếu không thay đổi được cơ chế giám sát đầu tư thì sẽ khó mà tạo động lực thay đổi "hiệu quả đầu tư". Việc cắt giảm bằng mệnh lệnh hành chính chỉ có thể tác dụng tích cực nhất thời và khó mà đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng đề ra. Hơn hết, vấn đề đầu tư công phải công bố công khai, minh bạch để toàn dân, các cơ quan dân cử giám sát. Theo TS. Lê Đăng Doanh, chỉ khi giải quyết được tận gốc vấn đề "đầu tư công" thì khi đó, giá điện, giá than hay giá xăng có tăng lên, cũng sẽ không đến mức tác động quá mạnh, đẩy mặt bằng giá lên như hiện nay. PGS.TS Trần Hoàng Ngân Về gót chân Asin lãi suất, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, nhiều năm qua, chúng ta áp dụng nguyên tắc lãi suất huy động thực dương, tức cao hơn lạm phát, có lợi cho người gửi nhưng gây khó cho người vay. Thị trường chứng khoán cũng bị "vạ lây" khi cổ đông đòi hỏi cổ tức phải cao hơn lãi suất tiết kiệm, nếu không họ sẽ gửi ngân hàng. Hệ quả của chính sách lãi suất tiền gửi thực dương là khuyến khích tiêu dùng thay vì sản xuất. Theo Tamnhin.net
Chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, vấn đề bây giờ là Chính phủ phải tìm đến cải cách những căn nguyên dẫn đến bệnh bùng phát đầu tư vô lối này. Đó là việc siết chặt kỷ luật đầu tư, lập một qui chế chặt chẽ về trách nhiệm của những người "chủ trì sử dụng vốn đầu tư công".Trên cơ sở đó, Nhà nước phải kiến tạo một cơ chế để bản thân các doanh nghiệp Nhà nước phải hết sức thận trọng trong việc đầu tư mà lâu dài, không cần một đợt rà soát cắt giảm theo cơ chế hành chính hiện nay.
TS. Lê Đăng Doanh
Chuyên gia kinh tế TS.Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, cần thực sự minh bạch trong thông tin về cắt giảm đầu tư công, cần công bố công khai danh mục các dự án cắt giảm để cộng đồng giám sát. Đây cũng là điều mà dư luận đã đòi hỏi từ đợt cắt giảm đầu tư năm 2008.
uy nhiên, tình hình kinh tế trước mắt vẫn gặp nhiều khó khăn, một phần do tác động bên ngoài, một phần do cơ chế điều hành và do yếu tố nội tại của nền kinh tế. Chính phủ cần chỉ đạo để các bộ, ngành, địa phương thực hiện chặt chẽ hơn việc cắt giảm đầu tư công. Nghị quyết 11 yêu cầu dừng trang bị mới xe ôtô nhưng Bộ Tài chính lại ra văn bản cho thay đổi giá mua sắm, khiến cho người dân nghi ngờ việc thực thi.
Các quy định về "thắt lưng buộc bụng" cũng cần phải rõ nét hơn, chẳng hạn quy định cắt giảm những lễ hội nào quá tốn kém, những cuộc hội họp, những phong trào mang nặng tính hình thức... Có như vậy mới có hể đạt mục tiêu cắt giảm và giảm 97.000 tỉ đồng trong lĩnh vực đầu tư công. Trong Nghị quyết 11, Chính phủ chỉ đạo chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhưng trên thực tế đang có dấu hiệu chính sách tiền tệ thắt chặt, Chính phủ chỉ đạo chính sách tài khoá thắt chặt nhưng thực tế vẫn còn nới lỏng.
Chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, vấn đề bây giờ là phải tạo dựng niềm tin. Điều đó chỉ có thể trông chờ vào hành động thực tế, cụ thể, nhận biết được. Trong cuộc thắt lưng buộc bụng này, Nhà nước phải làm gương chứ không thể chỉ kêu gọi người dân. Chính phủ đã nói sẽ cắt giảm chi thường xuyên. Khoản này không lớn nhưng mang tính chất biểu tượng. Cần phải giảm chi những khoản dễ đập vào mắt, vào cảm xúc của người dân, như chi cho lễ lạt chẳng hạn. Còn lại, chủ yếu là giảm chi đầu tư công.
Chuyện này đã có chủ trương trong đợt lạm phát trước đây nhưng hiệu quả không cao, cần phải rút kinh nghiệm để từ chủ trương đến thực tế triển khai không có khoảng cách. Lần này, phải có bộ tiêu chí cắt giảm cụ thể, công khai minh bạch địa phương nào, dự án nào, doanh nghiệp nào phải cắt, giảm thì giảm tỷ lệ bao nhiêu, có tương xứng với yêu cầu thực tế hay không và kết quả thế nào.
Ở các nước, người ta theo nguyên tắc thực dương với lãi suất cho vay. Người gửi tiền phải chấp nhận lãi suất thấp hơn lạm phát nhưng thị trường chứng khoán sẽ thu hút được vốn, doanh nghiệp tạo công ăn việc làm.
Chúng ta sớm tiếp cận nguyên tắc điều hành lãi suất mới, có lộ trình thực hiện để hướng tiền nhàn rỗi chảy vào kênh đầu tư. Phải điều hành tỉ giá theo hướng giữ USD không có lợi. Vàng thì chỉ còn cơ hội tăng giá do yếu tố bên ngoài, vì thế rủi ro rất cao. Tới đây việc cho vay bất động sản tiếp tục bị siết, cơ hội tăng giá cao không còn nữa. Khi đó chỉ còn kênh góp vốn, mua cổ phần để hưởng lợi từ hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Nghị quyết 11 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội đã xác định rất rõ là chính sách tài khóa thắt chặt và điều hành chính sách tiền tệ phải chặt chẽ, thận trọng để đảm bảo công ăn việc làm và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế ở mức hợp lý 6-6,5%/năm. Nhưng thực tế điều hành chính sách tiền tệ lại theo hướng thắt chặt, lạm phát vẫn rất cao.
Vì vậy, bên cạnh việc giám sát cắt giảm 97.000 tỉ đồng đầu tư công thì phải nhanh chóng giảm lãi suất. Lãi suất chỉ giảm khi chính sách tiền tệ thật sự linh hoạt và được điều hành theo đúng định hướng là chặt chẽ và thận trọng.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, nền kinh tế tăng trưởng như cơ thể đang phát triển (làm thêm nhiều hàng hóa, dịch vụ), vì thế cần bổ sung máu (tiền trong lưu thông) để cơ thể hoạt động nhịp nhàng. Năm 2011 kinh tế tăng trưởng trên 6%, dự kiến tiền trong lưu thông tăng thêm 16%. Con số 16% cũng được xem là thắt chặt vì mọi năm con số này lên đến 25-30%. Thế nhưng trong năm tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước chỉ bơm thêm 1%, dẫn đến một cơ thể lớn nhưng bị thiếu máu.
Tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn khi giá cả tăng. Năm tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 12%, kinh tế tăng trưởng 5,43%, vì vậy cần phải có thêm tiền thì hoạt động của nền kinh tế mới không bị ảnh hưởng. Giả sử rằng ở thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước có sử dụng hết chỉ tiêu tăng lượng tiền trong lưu thông của cả năm 2011 thì cũng chỉ đủ bù đắp cho mức tăng của giá cả và tăng trưởng kinh tế.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, chúng ta quyết giữ tín dụng tăng trưởng dưới 20% thì phải linh hoạt hơn trong việc cung ứng tiền cho nền kinh tế trong hạn mức 16% đã được cho phép, cuộc đua lãi suất mới hạ nhiệt. Mức 16% tăng thêm là chỉ tiêu của cả năm 2011, bơm lúc nào là nghệ thuật của Ngân hàng Nhà nước. Không đợi đến cuối năm mới đạt được con số này, mà bơm ra, hút về nhịp nhàng để hỗ trợ kinh tế và kiểm soát lạm phát, nếu không vấn đề lãi suất cao sẽ khó hạ nhiệt.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com