TS Lê Đăng Doanh:
Chấm dứt kiểu điều hành giật cục
Sự hồi phục của kinh tế thế giới trong năm 2010 được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm nay, kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 4% so với mức âm 1,4% của năm ngoái nên VN sẽ thuận lợi về thị trường xuất khẩu, về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Tuy vậy, chúng ta cũng đừng xem thường những khó khăn do yếu kém nội tại của nền kinh tế trong nước. Ở VN, khó khăn lớn nhất là ổn định vĩ mô. Lo ngại nhất là mức nhập siêu quá cao ảnh hưởng đến tỉ giá, mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế.
Trong tình hình này, người dân giữ USD vì kỳ vọng trong tương lai sẽ thu được nhiều tiền VNĐ hơn nên họ gom nhiều ngoại tệ, rất có hại cho cán cân thanh toán quốc tế của VN. Lạm phát ở VN vẫn là nguy cơ hiện hữu. Năm 2009 đã tăng tín dụng lên 38% để đạt mức tăng trưởng GDP 5,3%, tức là tăng tín dụng cao hơn gấp 7 lần mức tăng GDP. Nếu kinh tế thế giới hồi phục, rất có thể giá dầu sẽ tăng lên kéo theo không chỉ giá xăng, cước vận tải mà phân bón, sợi tổng hợp… cùng tăng. Những yếu tố này gây sức ép lạm phát.
Không dễ đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% nếu không có những cải cách cần thiết. Một vấn đề đáng lưu ý là cuối năm 2009 đã xuất hiện tình trạng thiếu thanh khoản nghiêm trọng ở ngân hàng rồi lan sang các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không vay được vốn để duy trì đà làm ăn. Điều này rất dễ thấy vì tốc độ tăng trưởng trong tháng 1-2010 đã giảm so với tháng 12-2009, đặc biệt là về hàng công nghiệp. Vì vậy, không nên thay đổi chính sách tiền tệ đột ngột, giật cục và càng không nên hứa một đằng làm một nẻo như đã từng làm. Doanh nghiệp cần có căn cứ để dự đoán chính sách và xây dựng chiến lược kinh doanh. Tốt nhất là đưa ra một lộ trình về điều chỉnh tỉ giá để doanh nghiệp biết mà tính cách đầu tư, xuất nhập khẩu và kinh doanh.
Những thành tích vượt “bão” suy thoái trong năm 2009 tạo đà cho kinh tế VN phát triển theo chiều sâu trong năm 2010 và những năm tiếp theo. Trong ảnh: Làm hàng thực phẩm chế biến tại Công ty Việt Hương (huyện Củ Chi - TPHCM). Ảnh: T.THẠNH
Không nên đánh giá quá cao mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay mà hãy chú trọng nhiều hơn nhu cầu cải cách, đặc biệt là phải cấu trúc lại nền kinh tế.
TS Nguyễn Quang A:
Dồn sức cho tăng trưởng bền vững
Lấy con số 72 chia cho tốc độ tăng trưởng sẽ ra số năm đạt mức tăng trưởng gấp đôi. Chẳng hạn, GDP của Trung Quốc tăng trưởng đều đặn 10%/năm, sau 7,2 năm, tốc độ tăng trưởng của họ sẽ gấp đôi. Giả sử VN tăng trưởng GDP 7,2%/năm liên tục trong 10 năm tới thì thời điểm đó, GDP của VN tăng gấp đôi, 20 năm sau tăng gấp 4 và 30 năm sau tăng gấp 16 lần. Nếu VN đang đạt mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD/người/năm thì 30 năm nữa, mức này sẽ là 16.000 USD.
Đó là GDP tính theo giá cố định, còn tính theo giá thực vào thời điểm đó thì có thể là 25.000 USD hoặc 27.000 USD, trong khi thế giới có thể lên 50.000 USD/người/năm. Ví dụ đó cho thấy về dài hạn, 30-40 năm nữa, VN có thể bật lên ở trình độ cao hơn. Vì vậy, vấn đề tăng trưởng liên tục, đều đặn là quan trọng chứ không phải là đặt ra con số ngắn hạn cho một vài năm. Qua đó có thể nói rằng mức tăng trưởng GDP 6,5% của năm nay so với 5,3% của năm ngoái là vừa phải, có thể đạt được, thậm chí có thể vượt cao hơn nhưng đó không phải mục tiêu quan trọng nhất.
Quan trọng nhất là phải bảo đảm sự bền vững, tức là những cân đối vĩ mô của nền kinh tế phải lành mạnh. Đó là thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại, nợ nước ngoài, hạ tầng cơ sở, giáo dục, y tế, nguồn nhân lực... Chạy theo con số tăng trưởng có thể làm méo mó cân đối cán cân vĩ mô, thậm chí có thể sẽ “sập” cân đối vĩ mô.
Vấn đề của VN là phải giải quyết được những căn bệnh kinh niên, lưu cữu từ hàng chục năm nay. Ví dụ tình trạng mất cân đối cán cân thương mại. Luận điểm của các nhà quản lý là một nước đang phát triển, nhập siêu là hiện tượng bình thường, phải nhập máy móc để làm ra hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết VN đã nhập siêu liên tục trong hơn 20 năm, riêng chỉ có năm 1992 xuất siêu được vài chục triệu USD. Đáng chú ý, nhập siêu chủ yếu ở khu vực kinh tế Nhà nước. Bên cạnh đó là vấn đề chi tiêu ngân sách, ngân sách luôn luôn thâm hụt rất cao. Theo thông lệ, thâm hụt 3% GDP đã là rất cao nhưng VN đặt mục tiêu thâm hụt dưới 5%. Theo báo cáo của Chính phủ, con số này vẫn đạt được nhưng nếu tính đúng, tính đủ thì bội chi phải lên đến gần 10% GDP.
Vấn đề của 2010 vẫn là phải chăm chú những cân đối vĩ mô của nền kinh tế, cải cách hoạt động của các cơ quan Nhà nước, không chỉ là thủ tục hành chính mà phải xác định rõ đâu là công việc của mình phải làm hiệu quả. Đặc biệt, phải giữ không để lạm phát bùng phát, tác động xấu đến kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Bà Phạm Chi Lan: |
(Theo Tô Hà // Nguoilaodong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com