Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năng suất lao động chưa cao: Do chưa biết dùng người ?

Những điều tra lâu nay cho thấy, năng suất lao động tại nhiều doanh nghiệp vẫn thấp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhà nước. Các chuyên gia về lao động cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do nhiều doanh nghiệp chưa biết dùng người hoặc thiếu biện pháp kích thích người lao động.

Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp. Ảnh: Trung Kiên

Dư thừa đến 40% nhân lực

Giám đốc một doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam cho biết, hiện tập đoàn đang dư thừa từ 20 đến 40% nhân lực trong số lượng lao động khổng lồ khoảng 90.000 người. Đây cũng là lý do để năm 2010, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông thuộc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã phải cắt giảm 5.000 trong tổng số 7.000 nhân viên hợp đồng dài hạn, thuộc diện lao động dôi dư buộc phải cho nghỉ việc.

Việc cắt giảm lao động nêu trên, ít nhiều đã phản ánh một thực trạng, đó là không sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, dẫn đến dư thừa lao động tại Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông nói riêng và tại một số doanh nghiệp nhà nước nói chung. Việc dư thừa lao động, theo các chuyên gia, được thể hiện rõ nhất ở năng suất lao động. Có doanh nghiệp, số nhân viên chiếm gần 50% nhân lực của tập đoàn nhưng đóng góp của doanh nghiệp này cho tập đoàn chỉ chiếm 5% tổng doanh thu.

Nhiều ý kiến cho rằng, tồn tại thực trạng nêu trên là hệ quả của việc nhận người tùy tiện của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp. Biết rõ là thừa nhưng vẫn cố tình nhận, vì những lý do tế nhị. Chị Phan Tuệ Linh, công tác tại một tổng công ty nhà nước đóng trên địa bàn Hà Nội cho biết, ở công ty chị, bộ phận nào cũng có một đội ngũ "ngồi chơi xơi nước và... buôn dưa lê". Đặc biệt là phòng tổng hợp, không có một chuyên ngành gì rõ rệt nên mỗi khi có người "gửi gắm" là các sếp lại bố trí vào phòng này.

Quan trọng là đặt đúng chỗ

Thực tế khá phổ biến hiện nay là tại một số doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân chưa thật sự chú trọng đến việc quản lý và đánh giá nhân sự. Khâu tổ chức, phân công công việc còn mang tính đại khái, chung chung, dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm.

Tại một cuộc tọa đàm về nhân sự do Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự (CPO Club) tổ chức vào cuối năm 2010, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho rằng, việc quá chú trọng đến bằng cấp, chứng chỉ mà không chú trọng đến kỹ năng, sở trường của người lao động sẽ hạn chế khả năng phát triển của người lao động. Một khi khả năng, sở trường không có "đất dụng võ" thì hiệu quả công việc thấp là điều dễ hiểu.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã từng có các cuộc điều tra khả năng dùng người trong các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá là biết dùng người nhất. Họ không sử dụng nhiều lao động có bằng cấp cao như doanh nghiệp nhà nước, nhưng hiệu quả hoạt động lại hơn hẳn. Khả năng sinh lợi của mỗi lao động cho doanh nghiệp tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao gấp 3 lần doanh nghiệp nhà nước và gấp 5 lần đối với doanh nghiệp tư nhân. "Điều này cho thấy, một nhân viên giỏi nhiều khi không phải vì bằng cấp cao mà vì anh được đặt đúng chỗ và làm đúng việc", ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

 

(Theo Quỳnh Phạm/HNM)

  • Đầu tư vào ngành điện: Lực hút chưa đủ mạnh
  • Bình ổn giá, cách nào?
  • Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ: Tiếp sức cho hàng triệu DN vượt khó
  • Cải cách hành chính: Những lo lắng đằng sau “cuộc chiến”
  • Chuyên gia tài chính Huỳnh Thế Du: Lại nói việc Nhà nước đừng làm thay doanh nghiệp !
  • Hiệu quả từ việc quảng bá sản phẩm tiết kiệm điện
  • Quy hoạch, bảo tồn, phát triển rừng đặc dụng: Đã có khung pháp lý
  • Để tăng trưởng đi cùng phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi