Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Nền dân chủ thương mại"

Cả thế giới đang phải đối đầu với nạn tham nhũng, chỉ có nặng nhẹ khác nhau tùy theo từng quốc gia. Và người ta đều có định nghĩa về tham nhũng, là bệnh của quan chức lợi dụng quyền lực để thỏa mãn lòng tham.

Tham nhũng xem ra ngày càng phát triển với rất nhiều thủ đoạn tinh vi nhiều kiểu. Gần đây, một số chuyên gia đưa ra một khái niệm mới để chỉ một loại tham nhũng mới tuy xuất hiện từ lâu nhưng xem ra ngày càng phát triển, phải có tên riêng để gọi. Có người dịch là "tham nhũng chính trị". Cho nên họ mới phải trao đổi ý kiến với nhau:

- Vậy, họ gọi tham nhũng chính trị là gì?

- Ðó là họ quan sát từ những thể chế ở các nước có "cách mạng sắc mầu", dùng tiền để mua các ghế nghị viện, mà họ cho rằng đang phát triển ở các nước đang phát triển và những nước chuyển đổi sau khi cách mạng xã hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào.

- Cũng không loại trừ những nước phát triển đâu, cứ đọc báo thì biết. Vì có lạ gì đâu, ngay ở các nước này cũng có nhà nghiên cứu đã gọi là "nền dân chủ thương mại".

- Thế thì họ giải thích "nền dân chủ thương mại" là gì?

- Theo nhà nghiên cứu đó thì đó là "sự ủy nhiệm được mua bằng tiền". Nói cho dễ hiểu thì những cuộc bầu cử nhân danh dân chủ ở đây đều có giá cả. Dùng tiền và các quyền lợi khác với các khẩu hiệu mị dân để mua phiếu.

- Ta không khái quát hóa như họ nhưng nói thẳng ra cái bệnh chạy chọt, mua quan bán chức đấy thôi!

- Nhưng xem ra phức tạp và tinh vi là, có cả một công nghệ mua bán trong các cuộc bầu cử rất tinh vi. Ở một số nước đã có những điều luật để ngăn ngừa cái bệnh này đang khá phổ biến ở cái nơi gọi là "tranh cử tự do" nhưng đã ngăn chặn được đâu. Rồi ở ta, nếu không cẩn thận cũng có thể phát triển đấy.

- Ðúng là cái bệnh "tham nhũng chính trị" và "nền dân chủ thương mại" như họ nói nguy hiểm thật. Thiên hạ đã biết từ lâu, có ghế không phải chỉ cho oai mà có ghế còn có tiền, có khi rất nhiều tiền cho anh ta, cho nhóm cùng lợi ích của anh ta.

(Theo nhân dân)

  • Những biến động phức tạp của thị trường
  • XKLĐ năm 2009: Phát triển theo hướng nào?
  • Một năm nhìn lại
  • Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp Indonesia
  • Kinh tế trang trại: Quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh chưa ổn định
  • Sản xuất đối mặt với khó khăn
  • Hệ thống phân phối bán lẻ Ngành giấy: Cạnh tranh kém, mất thị phần
  • Việt Nam giành điểm về niềm tin
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi