Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam giành điểm về niềm tin

Không chỉ làm đảo điên nền kinh tế số một thế giới Mỹ hay châu Âu, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động trực tiếp đến "túi tiền" và sở thích mua sắm của những người tiêu dùng châu Á-Thái Bình Dương - khu vực được dự đoán ít chịu tác động nhất.

 Trong bối cảnh hiện nay, "thắt lưng buộc bụng" là giải pháp phổ biến được người tiêu dùng châu Á áp dụng để tiết kiệm.

 Một cuộc điều tra tại châu Á-Thái Bình Dương của Công ty MasterCard (Mỹ) công bố cuối tuần qua cho thấy, người tiêu dùng châu Á đã đắn đo khi vào siêu thị trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dù nhiều người vẫn yêu thích thời trang, ăn tối ở nhà hàng và các món đồ xa xỉ. Cuộc điều tra cho thấy, hơn 70% khách hàng sẽ cắt giảm các khoản chi không cần thiết như du lịch, giải trí, thời trang... trong vòng 12 tháng tới.

 Kết quả cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng, niềm tin tiêu dùng ở châu Á-Thái Bình Dương đã giảm mạnh bởi tình trạng kinh tế bấp bênh hiện tại cũng như những lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu. Trong đó, chỉ có 4 nền kinh tế trong khu vực lạc quan về triển vọng kinh tế nửa đầu năm 2009 với các chỉ số niềm tin tiêu dùng cao. Đó là Việt Nam (88,1), Trung Quốc (76,6), Ấn Độ (63,9) và Xin-ga-po (62,3). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý, ngoại trừ Việt Nam, chỉ số trên của 3 quốc gia còn lại đều đã giảm so với 6 tháng trước.

 Cuộc điều tra trên được tiến hành với hơn 6.000 khách hàng ở 14 thị trường, từ Ô-xtrây-li-a tới Trung Quốc. 1/3 trong số họ mong muốn tiết kiệm hơn 20% thu nhập trong năm 2009 này. Người dân ở các nước như Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan... đặt hy vọng này lên hàng đầu. Có ít người tiêu dùng ở các nước Ô-xtrây-li-a,      Niu Di-lân và Trung Quốc cho biết, sẽ giảm các khoản chi theo ý thích, trong khi đây là vấn đề hàng đầu của người dân ở Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc. Mặc dù trước đó, khi cuộc khủng hoảng bao trùm nền kinh tế thế giới, những khách hàng giàu có, mới nổi ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ vẫn tin dùng những hàng hóa xa xỉ với mức mà châu Âu và Hoa Kỳ không thể theo kịp.

 

Cố vấn thị trường của MasterCard tại châu Á - Thái Bình Dương Hê-đơ-rích Oong cho rằng, khi đồng tiền kiếm được bỗng nhiên ít hơn do lạm phát, giá cả leo thang, việc người dân khắp nơi trên thế giới tìm mọi cách "thắt lưng buộc bụng" là dễ hiểu.

(Theo báo Hà Nội mới )

  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt 36.545 tỷ đồng
  • Những bài học rút ra từ kết quả PCI 2008
  • Phát triển cửa khẩu Đồng Tháp thành trung tâm kinh tế các nước tiểu vùng Mêkông
  • Về một vài ngộ nhận với các tập đoàn
  • Thiếu cảng nước sâu, thừa cảng nhỏ
  • Cần 15 tỷ USD để hoàn chỉnh hệ thống giao thông
  • “Cố đấm ăn...” golf!
  • Cảnh tỉnh với “số đẹp” GDP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi