Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất đối mặt với khó khăn

Thị trường xuất khẩu giảm sút, thị trường trong nước đang có nguy cơ giảm cộng thêm hàng hóa nước ngoài đổ bộ dồn dập đang khiến cho sản xuất của nhiều ngành thêm khó khăn và có nguy cơ đình đốn.

Các doanh nghiệp thép có lẽ chịu tác động đầu tiên và lớn nhất do những khó khăn của nền kinh tế. Thép sản xuất ra không có người mua, doanh nghiệp đành phải tạm dừng sản xuất. Đó là thực trạng chung tại không ít doanh nghiệp cán thép mà Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ghi nhận được. Cách đây khoảng 2- 3 tháng, tình trạng dừng sản xuất xen kẽ, dừng 1/3 thời gian sản xuất, người lao động nghỉ việc và chỉ được hưởng lương trợ cấp diễn ra không chỉ ở một doanh nghiệp của ngành thép. “Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp thép nào rơi vào tình trạng phá sản”, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA cho hay.
 
Mặc dù trong tháng 11 vừa qua, lượng thép tiêu thụ của cả nước bất ngờ tăng vọt lên 382.000 tấn, nhiều nhất trong 1 tháng kể từ vài ba năm trở lại đây và các doanh nghiệp đã rục rịch sản xuất trở lại, nhưng ông Cường cho rằng, tình hình tiêu thụ còn nhiều yếu tố khó lường, bởi lượng thép tồn ở Trung Quốc quá lớn và luôn có nguy cơ đổ bộ mạnh vào thị trường Việt Nam với giá rẻ.
 
Đối với các doanh nghiệp ô tô, tình trạng giãn việc dài và tiến tới nghỉ Tết sớm đang diễn ra. Cụ thể, Công ty cổ phần TMT đã cho khoảng 800 lao động ngắn hạn nghỉ việc vì hàng tồn quá lớn; Công ty cổ phần ô tô Trường Hải cũng có hơn 500 lao động phải giãn việc vì lý do tương tự.
 
Theo Bộ Công thương, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp có xu hướng tăng chậm. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành trong tháng 11 chỉ tăng 3% so với tháng 10 trước đó. Nguyên nhân là do tác động của suy thoái kinh tế ở nhiều nước làm giảm nhu cầu tiêu dùng mặt hàng công nghiệp của các nước, người tiêu dùng trong nước tiết kiệm chi tiêu.
 
Nhiều doanh nghiệp phản ánh, những mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu cũng bị sụt giảm doanh số bán hàng. “Dù doanh nghiệp nước ngoài có đủ tiền mua hàng, nhưng khi trả tiền vào ngân hàng nước ngoài thì lại bị giám sát, thậm chí là khống chế, vì kinh tế nhiều nước khó khăn, hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài”, một chuyên gia phản ánh.
 
Bên cạnh đó, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam không phải lúc nào cũng nhiều, phải ghép chuyến mới xuất được. Do hàng hóa của các nước khác xuất khẩu cũng ít đi nên chủ tàu phải chờ đợi lâu thì mới gom đủ hàng cho cả chuyến tàu, khiến bên mua không đặt hàng nữa.
 
Ngoài ra, trong tháng 11 qua, tình hình sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng công nghiệp như than, nhựa, giấy, dầu thô… đều trong xu hướng giảm hoặc tăng chậm lại. Điều này lại tác động đến nhu cầu tiêu thụ điện. Mức sử dụng điện thương phẩm của tháng 11 giảm 22 triệu kWh so với tháng trước và chỉ tăng 7,55% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng thấp trong vòng 10 năm trở lại đây.
 
Trong thực tế khó khăn trên, các doanh nghiệp rất trông đợi các gói kích cầu của Chính phủ, bên cạnh các giải pháp vĩ mô gần đây như hạ lãi suất trần. Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, dù lãi suất có giảm xuống, nhưng vay vẫn không dễ. Nguyên nhân do có ngân hàng đã huy động vốn với lãi suất quá cao 18 – 20%/năm, nên nếu cho vay với lãi suất thấp hơn như hiện nay, thì càng cho vay nhiều, ngân hàng càng lỗ.

(Theo Vinanet)

  • Hệ thống phân phối bán lẻ Ngành giấy: Cạnh tranh kém, mất thị phần
  • Việt Nam giành điểm về niềm tin
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt 36.545 tỷ đồng
  • Những bài học rút ra từ kết quả PCI 2008
  • Phát triển cửa khẩu Đồng Tháp thành trung tâm kinh tế các nước tiểu vùng Mêkông
  • Về một vài ngộ nhận với các tập đoàn
  • Thiếu cảng nước sâu, thừa cảng nhỏ
  • Cần 15 tỷ USD để hoàn chỉnh hệ thống giao thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi