Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguy cơ động đất - sập đổ nhà cao tầng: Có thể chủ động phòng chống

Các chuyên gia dự đoán, Hà Nội có thể xảy ra động đất mạnh 6,1 đến 6,5 độ richter, với tâm chấn sâu 15-20km liên quan đến hoạt động của các đứt gãy kiến tạo sông Hồng, sông Chảy. Trong số các trận động đất đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội và vùng lân cận, điển hình nhất là các trận động đất lịch sử năm 1277, 1278, 1285 và gần đây là Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm 1958 và Tân Yên, Bắc Giang năm 1961.

Kịch bản động đất tại Hà Nội

Các chuyên gia nhận định Hà Nội có thể xảy ra động đất hơn 6 độ richter . Ảnh: Trà My

Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu, khi xảy ra động đất, mức thiệt hại nhà cửa ở quận Hoàn Kiếm cao nhất có xác suất 40%. Nặng nhất được dự báo tập trung tại khu vực phố cổ, phường Hàng Mã, Đồng Xuân, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông, hai phường ven đê Phúc Tân, Chương Dương. Mức độ thiệt hại trung bình tập trung ở phía tây nam và phía nam thành phố (phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo) nơi tập trung các loại nhà cũ xây từ thời Pháp thuộc. Còn phía đông nam quận Hoàn Kiếm có mức độ thiệt hại nhẹ nhất, có thể do khu vực này có số lượng nhà xây mới cao nhất. Sự phân bố thiệt hại về người cũng tuân thủ khá rõ quy luật phân bố thiệt hại nhà cửa theo cường độ và không gian. Thiệt hại về người lớn nhất ở phía bắc như các phường Hàng Mã, Đồng Xuân... và hai phường ven sông Phúc Tân, Chương Dương. Mức trung bình được ghi nhận ở khu vực tây nam như phường Hàng Bông, Cửa Nam, Trần Hưng Đạo. Mức nhẹ nhất ở phía đông nam gồm phường Phan Chu Trinh, Hàng Bài, Tràng Tiền.

Đối với khu vực quận Ba Đình và Hai Bà Trưng, sau khi phân tích số liệu trên mô hình tính toán, các nhà khoa học cho rằng xác suất nhà cửa bị phá hủy nặng nhất rơi vào phường phía tây quận Ba Đình như Ngọc Khánh (24%), Giảng Võ (22%), Ngọc Hà, Điện Biên (21%). Thiệt hại về người lớn nhất xảy ra vào thời điểm 5 giờ chiều, nhỏ nhất vào thời điểm 2 giờ sáng. Điều này phù hợp với thực tế là thời điểm 5 giờ chiều là giờ tan tầm, phần lớn người dân đã ra đường, còn thời điểm 2 giờ sáng chỉ có các khu vực nhà ở mới có người, còn đa số các khối nhà có chức năng sử dụng khác đều không có người ở bên trong.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, động đất không thể dự đoán trước được sự xuất hiện, đồng thời khả năng thiệt hại cao tập trung tại khu vực đô thị nơi có mật độ nhà cửa, dân cư sinh sống cao. Song đáng tiếc việc nghiên cứu kịch bản động đất để chủ động có giải pháp phòng chống mới thực hiện được trên phạm vi ba quận, trong khi địa giới Hà Nội đã được mở rộng lên tới 3.300km2 - PGS-TS Nguyễn Hồng Phương chia sẻ.

Điều đáng lo ngại, theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đỗ Xuân Anh, trên địa bàn thành phố có khoảng 1 triệu mét vuông nhà chung cư 4-5 tầng hình thành từ những năm 1970-1980, trong đó nhiều nhà lắp ghép tấm lớn. Đa số các khu nhà này thiết kế móng nông, đặt trên nền đất yếu, lún mạnh trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhiều công trình hạ tầng cầu cống, cấp thoát nước... trước đây không được thiết kế kháng chấn. Việc duy tu cũng chỉ thực hiện bảo đảm hoạt động bình thường, chưa tính đến khả năng nâng cấp bảo đảm yêu cầu phòng chống động đất.

Làm thế nào để giảm nhẹ thiệt hại?

TP Hà Nội được dự báo nằm trong vùng động đất mạnh, nên từ năm 1991 UBND TP Hà Nội đã giao cho Sở Xây dựng và Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội nghiên cứu về động đất. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được độ rung và phá hủy nền đất tại khu vực Hà Nội, từ đó lập cơ sở dữ liệu, đánh giá rủi ro đồng thời đề xuất giải pháp phòng ngừa, ứng cứu nhanh khi có động đất xảy ra. Trước khi Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất thì bản đồ phân vùng nhỏ động đất Hà Nội và các cơ sở địa chất công trình đã được sử dụng để tính toán kháng chấn cho công trình trên địa bàn thành phố - TS Nguyễn Sinh Minh, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và kinh tế xây dựng Hà Nội cho biết.

Cũng theo ông Minh, thời gian tới Viện tiếp tục hoàn thành bản đồ phân vùng nhỏ động đất tỷ lệ 1/25.000 trên phạm vi địa giới hành chính Hà Nội mở rộng. Đồng thời áp dụng những kết quả nghiên cứu về chế ngự dao động cho các công trình xây dựng trên địa bàn và chỉnh sửa cơ sở dữ liệu động đất cho phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn công trình. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, việc áp dụng, cập nhật kết quả nghiên cứu động đất phục vụ mục tiêu phát triển ổn định là hết sức cần thiết.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi động đất mạnh, nhân dân cần nhanh chóng tìm cách rời khỏi nơi ở đến địa điểm rộng, thoáng, xa công trình hư hỏng, nhất là nhà cao tầng. Nếu bị mắc kẹt trong nhà, cần tìm nơi ẩn nấp tạm thời trong đợt chấn động mạnh ban đầu như dưới khung cửa, gầm bàn, gầm giường, chân cầu thang... Sau đó, khi có điều kiện nhanh chóng thoát ra đến nơi an toàn. Chính quyền địa phương nằm trong vùng động đất mạnh cần có phương án tìm kiếm cứu nạn, dự kiến điểm tập trung thuận tiện cho công tác cứu hộ, huy động nhân lực, phương tiện cần thiết; chủ động hướng dẫn nhân dân di chuyển đến nơi an toàn để tránh hoảng loạn.

Theo bản đồ phân vùng nhỏ động đất, khu vực huyện Đông Anh, Từ Liêm, Thủ Lệ, Liễu Giai, Vạn Phúc, Thịnh Hào thuộc khu vực có khả năng động đất cấp 7. Phần tây nam thành phố gồm huyện Thanh Trì, nam huyện Từ Liêm, nam quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, đông bắc hồ Tây, đông nam huyện Thường Tín có khả năng xảy ra động đất cấp 8. Quận Hoàng Mai (Định Công, Vĩnh Tuy, Thịnh Liệt, Pháp Vân), bắc Thanh Trì (Văn Điển, Tứ Hiệp) có khả năng xảy ra động đất cấp 8-9.
 

(Theo Khánh Khoa/HNMO)

  • Tái cơ cấu đầu tư công: Đột phá từ đâu?
  • Kinh tế vĩ mô: “Năm 2010 đã có một cơ hội để ổn định”
  • Năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam là 2,88%
  • Việt Nam là nền kinh tế mới nổi đáng chú ý
  • 2010: năm của những bài học về kinh nghiệm phát triển
  • Năm 2011 trọng tâm ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo đời sống nhân dân
  • VN tăng trưởng nhanh nhưng chỉ số kinh tế tri thức thấp
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chìa khoá thành công tại Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi