Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VN tăng trưởng nhanh nhưng chỉ số kinh tế tri thức thấp

Tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng không cao; tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu phức tạp; nguồn nhân lực còn yếu kém; chất lượng sống của người dân chưa được đáp ứng…

Là hàng loạt các vấn đề hạn chế của mô hình phát triển trong thời gian qua được các chuyên gia, bộ, ngành và các địa phương mổ xẻ tại Hội nghị Phát triển bền vững toàn quốc lần thứ III diễn ra vào ngày 6-1. Đây cũng là nguyên nhân đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường.

Năng suất lao động quá kém

Đánh giá về việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2005-2010, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với nhiều nước đã đưa nước ta ra khỏi nước đang phát triển có thu nhập thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững, chủ yếu theo chiều rộng; hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và có nguy cơ tụt hậu. Chỉ số kinh tế tri thức năm 2008 chỉ đạt 3,02, xếp 102/133 nước, trong khi các nước có thu nhập trung bình chỉ số này là 4,1. Thêm vào đó, năng suất lao động của nước ta rất thấp, chỉ bằng 38% Trung Quốc và 27% Thái Lan.

PGS-TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cũng cho hay tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào yếu tố vốn. Cụ thể, giai đoạn 1991-1995, vốn đóng góp 29,8% vào nhịp tăng GDP thì trong kế hoạch năm năm tiếp đó tăng lên thành 51,2% và trong Kế hoạch năm năm 2001-2005 lên tới gần 60%. Do đó, đóng góp của TFP (yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp) - chỉ tiêu quan trọng đo hiệu quả, chất lượng tăng trưởng - vẫn còn thấp. Đóng góp thấp của TFP vào tăng trưởng đồng nghĩa với việc các nhân tố làm tăng năng suất lao động bền vững, gồm có chất lượng lao động, công nghệ chưa trở thành nhân tố chính của tăng trưởng.

Chuẩn nghèo quá thấp, thoát nghèo vẫn khổ

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng cho rằng: “Không thể tư duy về phát triển kinh tế như những năm trước được nữa. Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội. Các chỉ tiêu không phải theo chiều rộng mà phải theo chiều sâu. Các chỉ tiêu nước sạch, tỉ lệ hộ nghèo, rác thải đô thị, nồng độ bụi, ô nhiễm nguồn nước... cần được quan tâm”. Vị này cũng kiến nghị Chính phủ nhanh chóng triển khai việc ký quỹ bảo vệ môi trường và xác định chức năng quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần xem lại chuẩn nghèo mới vì hiện chuẩn nghèo rất thấp nên mặc dù người dân thoát chuẩn nghèo nhưng vẫn còn khổ.

Mới có GDP thành tích, chưa có GDP xanh

Đại diện tỉnh Quảng Nam cho rằng cần nhìn nhận lại việc đánh giá sự phát triển theo GDP: “Lâu nay ta có bệnh thành tích, lấy GDP để đo thành tích mà không hiểu sự phát triển GDP lâu nay cũng làm âm rất nhiều chuyện khác. Phải có chỉ tiêu GDP xanh để đánh giá sự phát triển”.

Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Minh Trí, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cũng cho biết lâu nay TP cũng có lúng túng trong vấn đề tăng trưởng nhanh nhưng phải đảm bảo phát triển bền vững. “Hiện chưa có bộ tiêu chuẩn nào để địa phương thực hiện. Lâu nay, các nhiệm kỳ lãnh đạo đều muốn tăng trưởng nhanh nên tăng tốc đầu tư, để lại rất nhiều hệ quả sau lợi nhuận tức thì đó. Vì vậy, việc định hướng phát triển bền vững là cấp bách nhưng cũng cần cụ thể hóa trong luật để đảm bảo đi vào cuộc sống. Tăng trưởng GDP là phải tăng chất lượng cuộc sống người dân chứ không chỉ tăng trưởng về con số” - ông Trí nhấn mạnh.

Chỉ biết vốn, đất, quên nguồn nhân lực

“Phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ tiêu hao nhiều năng lượng sang ít năng lượng nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng như cũ hoặc cao hơn và xây dựng hệ thống các giải pháp để thực hiện. Trong đó, quan tâm đến việc cân đối về vốn, đất đai và cả con người, năng lượng. Lâu nay chúng ta hỏi về vốn, về đất thì biết ngay là cần bao nhiêu, chỗ nào nhưng chưa quan tâm đến nguồn nhân lực. Đồng thời, phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển bền vững thống nhất để giám sát. Trong đó, chú ý các chỉ tiêu về GDP xanh, năng suất lao động, tỉ lệ chấp hành pháp luật, tỉ lệ tối thiểu về an sinh xã hội…” - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo trình Chính phủ vào cuối tháng 2 này.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chìa khoá thành công tại Trung Quốc
  • Phối hợp chính sách để tăng hiệu quả đầu tư công
  • Nỗ lực để kinh tế khu vực và thế giới phát triển bền vững và cân bằng
  • Nước rút FDI cuối năm: Bước ngoặt Nam Hội An
  • “Thặng dư năng lực” và phát triển
  • Lúng túng chuyện hỗ trợ sau WTO
  • Gia nhập WTO - bốn năm nhìn lại
  • Quản lý vận tải đường bộ: Mâu thuẫn từ cơ chế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi