Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam là nền kinh tế mới nổi đáng chú ý

Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức quốc tế đã giới thiệu các nền kinh tế đang nổi và sắp xếp theo nhóm. Việt Nam là quốc gia được đưa vào một số nhóm nước đang nổi rất đáng chú ý do sức phát triển khá nhanh.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi
đáng chú ý nhất. - Ảnh minh họa

Ngoài những nền kinh tế mới nổi quen thuộc thuộc như nhóm BRICs (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), nhiều tổ chức quốc tế đã giới thiệu những nhóm khác như CIVETS, VISTA, NEXT-11.

CIVETS là tên viết tắt chữ cái đầu của các nước Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Khái niệm này được Mạng tin phân tích và tư vấn kinh tế  (Economist Intelligence Unit - EIU) thuộc Tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới Economist của Anh đưa ra cuối năm 2009.

Theo đó, CIVETS là những nước có nền kinh tế năng động và đa dạng và có dân số trẻ.

Tiếp theo là nhóm VISTA, tên viết tắt của Việt Nam, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina.

Nhóm 11 nước tiếp theo (Next Eleven), gồm Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Mexico, Nigeria, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs coi đây là những nước có tiềm năng lớn để trở thành những nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21 cùng với các nước BRICs.

Một nhóm nữa là MAVINS - tên viết tắt của các nước Mexico, Australia, Việt Nam, Indonesia, Nigeria và Nam Phi được trang web thông tin kinh doanh “The Business Insider” (Mỹ) đưa ra đầu năm 2010.

Có thể thấy, cùng với Indonesia, Việt Nam là nền kinh tế mới nổi rất được chú ý và  được các tổ chức khác nhau xếp vào nhiều nhóm khác nhau.

Việt Nam đã đạt tốc độ tăng GDP 6,78% trong năm 2010, công nghiệp tăng trưởng 2 con số, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5%, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và giải ngân lần lượt tăng 11% và 9,5% so với năm 2009, và là một trong những nền kinh tế mới nổi đáng chú ý nhất bởi sở hữu những lợi thế to lớn như dân số trẻ, nền kinh tế năng động…

Với dân số 245 triệu người, GDP của Indonesia sẽ đạt  khoảng 806 tỷ USD và thu nhập đầu người đạt 3.280 USD trong năm 2011. Với con số này, GDP của Indonesia dự kiến có thể vượt Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan để trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới.

Các nền kinh tế mới nổi đã có một năm 2010 với nhiều thành tích ấn tượng, tốc độ phục hồi thị trường nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Các tiêu chí để đánh giá một nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào các tổ chức khác nhau, song đó cũng là những tham chiếu hữu ích để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và phù hợp.

(Theo Hải Minh/chinhphu)

  • 2010: năm của những bài học về kinh nghiệm phát triển
  • Năm 2011 trọng tâm ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo đời sống nhân dân
  • VN tăng trưởng nhanh nhưng chỉ số kinh tế tri thức thấp
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chìa khoá thành công tại Trung Quốc
  • Phối hợp chính sách để tăng hiệu quả đầu tư công
  • Nỗ lực để kinh tế khu vực và thế giới phát triển bền vững và cân bằng
  • Nước rút FDI cuối năm: Bước ngoặt Nam Hội An
  • “Thặng dư năng lực” và phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi