Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông nghiệp Việt Nam: Bao giờ hết phụ thuộc ?

Trong phần trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII, ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN - PTNT, được đánh giá là “trả bài” khá tốt. Tuy nhiên cũng cho thấy ngành nông nghiệp nước ta còn phụ thuộc quá nhiều, ngay cả những lĩnh vực vốn được coi là thế mạnh của VN.


Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát: Đối với gói kích cầu của Chính phủ, chủ trương của Chính phủ là luôn ưu tiên cho khu vực nông nghiệp nông thôn vì Chính phủ xác định rằng kích cầu trong nông nghiệp, nông thôn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế. Được biết là trong chương trình cho vay ưu đãi hỗ trợ 4% lãi suất, tới tuần này trong 336.000 tỷ đồng đã được rót vào nền kinh tế thì 18%, tức là gần 60.000 tỷ đồng đã được dành trực tiếp cho nông dân vay. Ngoài ra Chính phủ còn có một chương trình cho vay không lãi suất riêng cho nông dân để mua máy móc, mua vật tư nông nghiệp và mua vật liệu để xây dựng nhà. Đồng thời trong chương trình đầu tư Chính phủ cũng đã dành một phần rất lớn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đầu tư cho các công trình về nông nghiệp. Chúng tôi tổng hợp riêng, khối nông nghiệp năm 2009 sẽ được đầu tư 42.000 tỷ đồng và cao hơn năm 2008 là 90%.


Với mức đầu tư như vậy, đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) đặt câu hỏi: Bao giờ nền nông nghiệp nước ta mới hết lệ thuộc nước ngoài về vấn đề phân bón và thuốc trừ sâu…?


Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng: Chúng ta cũng đang cố gắng để khuyến khích sản xuất trong nước các loại phân bón và thuốc trừ sâu, thuốc thú y. Tuy nhiên, đến nay thì chúng ta mới đáp ứng được khoảng 50% về phân đạm và 50% về phân lân, còn kali thì hầu như vẫn phải nhập. Sau khi xây dựng một số nhà máy phân đạm tiếp thì mức độ phụ thuộc sẽ được giảm xuống, chúng ta trong 10 năm tới có thể không phụ thuộc về phân đạm, nhưng kali thì nước ta không có nguồn. Còn đối với thuốc trừ sâu và thuốc thú y thì hiện nay chúng ta chủ yếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài, nhưng đóng gói phân phối thì ở trong nước. Đây là vấn đề khoa học kỹ thuật phức tạp, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng không ngần ngại sử dụng những tiến bộ kỹ thuật của thế giới, chúng ta cố gắng tự túc trong nước, nhưng có thể cần phải tiếp thu những tiến bộ của nhân loại để sử dụng có hiệu quả trong nông nghiệp nước ta.


Rõ ràng, ngành nông nghiệp còn rất nhiều việc phải làm để phát huy thế mạnh tiềm năng, vì vậy Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tỏ ra thông cảm: Rất chia sẻ với Bộ trưởng đây là lĩnh vực khó, phức tạp trong điều kiện hội nhập, kinh tế thị trường như thế này. Mong Bộ trưởng qua buổi chất vấn lần này sẽ tiếp tục có thêm khí thế mới, sinh lực mới và có kinh nghiệm nhiều hơn để chỉ đạo lĩnh vực của mình.

(Theo Đông Hưng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khủng hoảng kinh tế: Ở đáy trong bao lâu?
  • Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn
  • Tăng cường giám sát đồng vốn kích cầu
  • Đòn bẩy phát triển kinh tế địa phương
  • Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 0,91%
  • Cần một bộ máy nhà nước chuyên nghiệp
  • GDP 6 tháng tăng 3,9%
  • Tái cấu trúc kinh tế: Nói thì dễ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi