Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông nghiệp Việt Nam - Cơ hội đặt ra trước thách thức : Khẳng định lợi thế

Liên tiếp trong hai thập kỷ gần đây, trước những giai đoạn khó khăn về kinh tế thậm chí là khủng hoảng kinh tế (điển hình là khủng hoảng tài chính năm 1994 và khủng hoảng lương thực năm 2008) nông nghiệp Việt Nam luôn trở thành yếu tố quan trọng, là ưu thế nâng đỡ và thậm chí còn được coi là “cứu cánh” cho nền kinh tế Việt Nam. Phát huy lợi thế này, Đảng và Nhà nước đã triển khai chính sách tam nông và coi đó là vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Lợi thế tiềm năng

Với hơn 70% dân số là cư dân nông thôn, Việt nam có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Liên tiếp trong nhiều năm gần đây, sản lượng nông nghiệp, nhất là lúa gạo Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới biết đến và góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu cũng như góp phần đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế và đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
 
Xác định đúng mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp, chính sách tam nông của Việt Nam được xây dựng không chỉ với mục đích đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà nông nghiệp đã tham gia hiệu quả trong xuất khẩu, khẳng định thêm vị trí Việt Nam với quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì “kỷ nguyên của lương thực giá rẻ đã qua và đến thời kỳ đòi hỏi của chất lượng cao” và thực tế này cũng đã được Việt Nam chủ động đón nhận và phát huy hiệu quả. Bằng chứng là trong nhiều năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư cho phát triển nông nghiệp nên không chỉ đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng đặt hợp đồng mua gạo của Việt Nam.
 
Trên thế giới và đặc biệt trong khu vực châu Á, từ tháng 9-2010 đến nay, giá lương thực đã tăng cao, tăng nhanh và theo đánh giá của FAO còn ở mức cao hơn ngay cả với thời điểm khủng hoảng lương thực tháng 6-2008. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Indonesia... đã thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu nông lương và tăng cường nhập khẩu tích trữ lương thực. Bên cạnh đó khủng hoảng chính trị tại một số nước Bắc Phi và Trung Đông đã đẩy giá dầu và một số nguyên nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thông tin về giá vàng thế giới và lạm phát tăng tại nhiều nước đã đẩy giá các sản phẩm nông lương lên cao hơn 9% so với quý I-2010. Những tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với nhiều nước đã làm cho sản lượng nông lương bị thu hẹp, sản lượng của nhiều nước bị giảm sút đáng kể. Rõ ràng, nguy cơ nhãn tiền về việc giá lương thực tăng và kéo dài đe doạ mất ổn định tình hình chính trị - xã hội đã đặt ra nhiều thách thức với nhiều quốc gia, nhất là với những nước nghèo. Thậm chí trên một tờ báo mới đây còn dẫn lời của một chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ nhận định rằng: “trong gần 100 nước nghèo thuộc khu vực châu Á và châu Phi sẽ phải hứng chịu những tác động nặng nề của thiếu lương thực, nhiều nước nếu không có biện pháp khắc phục sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn...”.
 
Biến nguy cơ thành thời cơ

Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương “ Với năng suất và sản lượng gạo của Việt Nam đạt khoảng 40 triệu tấn năm, chúng ta hoàn toàn đảm bảo đủ an ninh lương thực trong nước mà vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu”. Với số lượng 6,754 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2010, Việt Nam đã cũng cấp lương thực cho khoảng ¼ dân số thế giới và đã khẳng định vị trí của Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu gạo trắng số 1 thế giới (Thái lan là 6,649 triệu tấn). Giai đoạn này chính là thời điểm Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế của mình để không những khẳng định vai trò của một nước xuất khẩu nhiều nông sản, nhất là gạo mà còn coi đây là một biện pháp giúp kinh tế Việt Nam vượt nhanh qua sự khủng hoảng chung của thế giới. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Mới đây Chính phủ đã cho phép mua dự trữ 1 triệu tấn gạo, cùng với thời điểm này, nông dân các vùng phía Nam đang thu hoạch khoảng 1,5 triệu ha, dự kiến thu về khoảng 6 đến 7 triệu tấn gạo sẽ hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu...”. Theo đánh giá ngày 28-2-2011 của Bộ Công thương: xuất khẩu gạo trong tháng 2-2011 đạt 1,1 triệu tấn tương đương 592 triệu USD tăng 55,6% về khối lượng và 44,5% về kim ngạch so với cùng thời điểm năm 2010. Bộ NN&PTNT đã nhận định “chưa có năm nào xuất khẩu gạo giao vào đầu năm đạt cao như năm nay, khối lượng tăng từ 7 đến 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái” và thông tin về Indonesia tạm ngừng mua gạo của Thái Lan chuyển sang mua hơn 400 tấn gạo của Việt Nam và một vài quốc gia đang đàm phán đặt vấn đề mua gạo của Việt Nam là những dấu hiệu cho sự phát triển xuất khẩu gạo trong năm 2011.
 
Đó là những kết quả đầu năm mà chúng ta đã đạt được, tuy nhiên để tận dụng những cơ hội từ nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu đã đặt ra rất nhiều những vấn đề cho nông nghiệp Việt Nam.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Thử thách cho khu vực kinh tế tư nhân
  • Những doanh nhân Việt Nam học tập theo con đường của Trung Quốc
  • Phá rừng dưới 'vỏ' xóa nhà tạm
  • Thoái hóa đất, nguy cơ sa mạc hóa ở miền Trung
  • Phấn đấu đến năm 2030 loại trừ sốt rét
  • Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: Những "căn bệnh" kinh tế cần chữa chạy
  • Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành logistics
  • "Điều chỉnh giá hàng thiết yếu để xóa bao cấp giá"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi