Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải xuất phát từ lợi ích chung

Chuyện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phàn nàn về nguy cơ thiếu điện của hệ thống trong mùa khô này do các nhà máy điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giảm sản lượng huy động cho thấy, thị trường điện cần sớm có sự minh bạch.
 

Đến thời điểm này, Nhà máy Điện Cà Mau vẫn chưa có hợp đồng mua bán điện với EVN

PVN lập luận rằng, việc các nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 chỉ đạt sản lượng thấp, chưa tới 50% kế hoạch đăng ký trong hai tháng đầu năm có lý do từ việc huy động thất thường của EVN, chứ không chỉ đơn thuần do lỗi của bên phát điện và nhà khai thác khí giảm sản lượng.

Trên thực tế, trong tháng 1/2009, EVN chỉ huy động điện từ một tổ máy của Nhà máy Điện Cà Mau 1 (tức là chưa tới 50% kế hoạch đã đăng ký của PVN). Trong tháng 2/2009, tình hình cũng diễn ra tương tự khi EVN chỉ huy động khoảng 50% khả năng phát điện của Nhà máy Điện Cà Mau.

Trong báo cáo mới đây gửi Bộ Công thương, PVN nêu rõ, nếu như EVN huy động hết phần khí mà PVN có được cung cấp cho Nhà máy Điện Cà Mau thì sản lượng điện phát ra sẽ đạt tới 102% kế hoạch mà PVN đăng ký với EVN. Còn đối với Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 thì "PVN lại chưa có thỏa thuận chính thức nào như EVN báo cáo với Bộ Công thương".

Có thể nói, việc PVN và EVN còn bất đồng ý kiến liên quan đến chuyện huy động điện của Nhà máy Điện Cà Mau không phải là mới xuất hiện, mà đã có từ hơn một năm nay, khi Nhà máy Điện Cà Mau bắt đầu phát điện tổ máy đầu tiên và xem ra sẽ còn kéo dài. Nguyên nhân chính là, đến thời điểm này, Nhà máy Điện Cà Mau vẫn chưa có hợp đồng mua bán điện chính thức với EVN, nên bất cứ biến động nào của giá dầu thế giới hay sự bất thường về cung cấp khí từ phía PVN đều được EVN "nhiệt tình cảnh báo" và mọi đối tượng sử dụng điện tiếp tục thót tim mỗi khi hai "đại gia" tranh cãi tay đôi.

Trên thực tế, hệ thống điện Việt Nam hiện có hai nguồn cung cấp chính là thủy điện và nhiệt điện khí. Các nhà máy thủy điện, chủ yếu do EVN đầu tư đã có thời gian hoạt động dài, khấu hao thấp và nhiên liệu đầu vào là nước từ thiên nhiên, nên chắc chắn giá điện của thủy điện sẽ rẻ hơn rất nhiều so với các nguồn điện khác.

Hơn thế nữa, vì sự an toàn của hệ thống điện và của các nhà máy thủy điện, nên các nhà máy thủy điện sẽ không bao giờ vận hành theo cách "nước có đến đâu, chạy kiệt đến đó" và phải cân đối lượng nước vào - ra sao cho tới cao điểm của mùa khô (vào khoảng giữa tháng 5 hàng năm, thường có lũ tiểu mãn ở hồ Hòa Bình) không phải dừng máy vì... cạn nước!

Hơn nữa, EVN có quyền lựa chọn nhà máy nào có hiệu quả kinh tế hơn để huy động vào hệ thống trong từng thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, việc huy động nhà máy nào, sản lượng bao nhiêu khi Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (AO) vẫn trực thuộc EVN và chưa có cơ quan giám sát độc lập đủ tầm để minh bạch hóa quá trình huy động này nhằm tránh chuyện "thiên vị người nhà" là điều khiến cho các nhà máy điện ngoài EVN lo ngại bấy lâu.

Trong khi đó, nguồn khí cung cấp cho Nhà máy Điện Cà Mau không phải do PVN hoàn toàn chủ động, mà là phần được chia của phía Việt Nam trong mỏ PM3-CAA và 46 - Cái Nước với đối tác Malaysia.

Song để có được kế hoạch tiêu thụ khí chính xác cho phía Việt Nam thì lại phải có lịch huy động chi tiết của các nhà máy điện khí. Song điều oái oăm là sản lượng khí nhận được này lại khó có thể được EVN (là người mua điện) khẳng định một cách chắc chắn bởi EVN chịu ảnh hưởng trước tác động của các nhà máy thủy điện với giá thành rất rẻ trong hệ thống, kèm theo các yêu cầu xả nước chống hạn hay mưa nhiều vốn là hoàn toàn khách quan.

Thế nhưng, khi Nhà máy Điện Cà Mau bị thay đổi kế hoạch phát điện lên lưới thì sẽ lãng phí lượng khí mà PVN đại diện cho phía Việt Nam đã yêu cầu nhận được từ mỏ PM3-CAA trước đó. Quan trọng hơn là PVN không thể bán lại khí thừa cho đối tác nước ngoài một cách tuỳ tiên, không theo kế hoạch hay bán cho các hộ tiêu thụ khác trong nước vì đường ống khí Tây Nam Bộ hiện chỉ có duy nhất một điểm tiêu thụ là Nhà máy Điện Cà Mau. Hơn thế, PVN có thể vẫn phải trả tiền cho lượng khí đăng ký nhận thêm dù không được sử dụng vì Nhà máy Điện Cà Mau không được phát điện. Điều này trên thực tế đã từng diễn ra và PVN đã phải "ngậm đắng, nuốt cay" vì có khí mà không thể dùng cho phát điện và cũng chẳng bán được khí cho ai.

Một quan chức của PVN nhận định, nếu EVN ký cam kết mua điện từ các nhà máy điện của PVN với sản lượng 10 tỷ kWh/năm thì dù có thiếu khí, PVN cũng sẽ sẵn sàng đổ... dầu vào chạy. Nhưng điều này không dễ để EVN chấp thuận. Nguyên do là, cấu trúc giá điện của Nhà máy Điện Cà Mau là theo giá công suất điện năng, chứ không chỉ thanh toán theo sản lượng huy động. Như vậy, với 1.500 MW của Nhà máy Điện Cà Mau, dù không được huy động thì hàng tháng EVN vẫn phải trả cho PVN khoản tiền gọi là chi phí công suất ứng với 1.500 MW đủ để thu hồi vốn đầu tư được cam kết giữa hai bên.

Còn khi huy động điện từ Nhà máy Điện Cà Mau, EVN phải trả thêm chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành biến đổi. Như vậy, ngay cả trong trường hợp PVN "sẵn sàng" đổ dầu vào để Nhà máy Điện Cà Mau sản xuất ra điện thì EVN sẽ chẳng hề muốn, vì họ chính là người trả chi phí nhiên liệu. Mà điều này lại ảnh hưởng đến tài chính của EVN.

Bởi hai "đại gia" chỉ nặng quan tâm tới quyền lợi riêng của mình, nên bất đồng giữa EVN và PVN xem ra cứ đến hẹn là doanh nghiệp và người dân lại phải chấp nhận... sự cố cắt điện.

 

 

( Theo báo Đầu tư )

  • Chiếm lĩnh thị trường nội địa: Từ “biên giới mềm” đến “thưởng thức cuộc sống”
  • Để tái cấu trúc nền kinh tế
  • Cần sự hợp lực
  • Triển vọng kinh doanh 2009: Cảm nhận từ một cuộc bình chọn
  • “Quả bóng trong tay doanh nghiệp”
  • 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ kề cận nguy hiểm
  • Ai làm chính sách?
  • Đến năm 2020, vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đóng góp 6,5-7% GDP cả nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi