Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quyết tâm cải cách thủ tục hành chính !

Để công bố công khai trên Internet bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC) áp dụng tại 4 cấp chính quyền (bộ, tỉnh, huyện, xã) trong tháng 9/2009 và chuẩn bị tốt cho việc triển khai giai đoạn rà soát TTHC của Đề án 30, Thủ tuớng Chính phủ vừa giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ban ngành liên quan.
 
Theo đó, tất cả các đơn vị, các cấp có liên quan đều được yêu cầu ban hành quyết định công bố bộ TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý theo đúng yêu cầu và hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách trước ngày 15/8/2009; tổ chức thực hiện triển khai nghiêm túc các phương án đơn giản hóa TTHC ngay sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua và phải kết thúc trước ngày 31/12/2010. Có thể thấy quyết tâm của người đứng đầu chính phủ với việc minh bạch hóa các TTHC. Điều đáng nói hơn nữa là cùng với quyết tâm của Thủ tướng chính phủ, gần như lần đầu tiên, cộng đồng các DN nước ngoài tại VN đã có một bản kiến nghị chứa rất nhiều tâm huyết về vấn đề này.

Bản kiến nghị dài 99 trang này cũng chỉ ra rằng, hầu như trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đang tồn tại những thủ tục không hợp lý, cần thiết phải xóa bỏ hoặc sửa đổi. Và cũng từ bản kiến nghị này, các nhà làm chính sách hoàn toàn có thể thấy được đâu là những vướng mắc lớn nhất cần quan tâm giải quyết. Đây chính là một hình thức "xã hội hóa" cải cách hành chính rất phù hợp với tình hình hiện nay. Để có được bản kiến nghị này, gần 300 DN đã tham gia một cuộc khảo sát do Diễn đàn DN VN tiến hành và đáng chú ý là hầu như DN nào cũng có những băn khoăn về thủ tục hành chính, nhất là trong vấn đề minh bạch thủ tục. Chuyện các DN, Hiệp hội DN tham gia quá trình xây dựng chính sách không phải là chuyện gì quá mới mẻ. Tuy nhiên, điều cần ghi nhận ở đây là việc các DN đầu tư nước ngoài đã nói rất thẳng và rất thật về những vướng mắc mà họ vướng phải trong quá trình sản xuất kinh doanh tại VN. Điều mà hầu như các DN “nội” thường né vì ngại đụng chạm.

Tại cuộc gặp giữa VCCI và đại diện các DN nước ngoài giữa tháng 5/2009, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết: Hiện nay, định kỳ 6 tháng một lần, VCCI sẽ có các buổi gặp gỡ với lãnh đạo Chính phủ để kiến nghị các vấn đề của DN đang gặp phải. Vì thế, với sự đóng góp, tham gia của cộng đồng DN nước ngoài sẽ giúp Chính phủ có cái nhìn tổng quan hơn về môi trường kinh doanh đầu tư của các DN, từ đó đưa ra chính sách phù hợp với nhiều đối tượng DN hơn. Bên cạnh việc gặp gỡ định kỳ, TS Vũ Tiến Lộc cũng kiến nghị về vấn đề phối hợp giữa VCCI và các Hiệp hội DN nước ngoài tại VN tổ chức các chương trình chung trên cơ sở sáng kiến, nguồn lực và tiếng nói chính thức của hai bên. Đặc biệt, mỗi năm nên tổ chức một diễn đàn chung nhằm tạo ra các cơ hội gặp gỡ, hợp tác kinh doanh giữa DN VN và DN nước ngoài, cũng như mời quan chức cấp cao của Chính phủ, đại diện các cơ quan chức năng để đối thoại trực tiếp về các vấn đề DN đang gặp phải.

Cải cách hành chính là câu chuyện không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. Tuy nhiên, sự quyết tâm của Chính phủ, của các cơ quan đại diện DN và song hành với đó là những nỗ lực của cộng đồng DN trong việc tìm ra và kiến nghị giải pháp cụ thể đối với từng vấn đề cụ thể sẽ giúp chương trình này nhanh chóng đi vào cuộc sống hơn.

(Theo Thang Duy/dddn)

  • Hiệu quả kích cầu: Cần minh bạch hóa
  • 10 năm tới tăng gấp ba thu nhập cho dân
  • ANZ : Việt Nam tăng trưởng khoảng 4,5%
  • Kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến tích cực trong 6 tháng cuối năm 2009
  • Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: Đảm bảo không có tái lạm phát
  • Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 4,8% so cùng kỳ
  • Triển vọng kinh tế và những vấn đề đặt ra cho DNVN năm 2009–2010
  • Hồi phục kinh tế, nhìn từ góc độ doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi