Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sông ngòi dày đặc, Việt Nam vẫn là quốc gia thiếu nước

Chất lượng nước mặt ở các sông, hồ ở các khu dân cư tập trung, thành phố lớn của Việt Nam đang bị ô nhiễm rất nặng - Ảnh: Văn Nam

Với hệ thống sông ngòi dày đặc trải dài từ Bắc đến Nam, nhưng Việt Nam hiện vẫn được xem là quốc gia nằm trong tình trạng thiếu nước với tổng lượng nước bình quân đầu người chỉ khoảng 2.800 – 3.500 m3/người/năm.

Theo ông Lê Hữu Thuần, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu tổng lượng nước sử dụng bình quân dưới mức 4.000 m3/người/năm thì được xem là quốc gia thiếu nước.

Phát biểu tại Hội thảo Tài nguyên nước với lĩnh vực truyền thông do Cục Quản lý tài nguyên nước tổ chức chiều nay 10-11, ông Thuần cho biết hiện nay, mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 80,6 tỉ m3 nước.

Đến năm 2020, dự kiến nhu cầu nước sử dụng sẽ tăng lên khỏng 120 tỉ m3, tăng 48% so với mức hiện tại, trong đó nước cho tưới tiêu sẽ tăng khoảng 30%, công nghiệp tăng gần 190%, đô thị tăng gần 150% và nuôi trồng thủy sản tăng khoảng 90%.

Theo đánh giá của ông Thuần, điều đáng lo ngại hiện nay là mặc dù lượng nước sử dụng sẽ còn tăng cao trong những năm tới, nhưng chất lượng nguồn nước mặt ở các sông, hồ ở các thành phố lớn, các khu dân cư tập trung đã bị ô nhiễm rất nặng, ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo cấp nước sinh hoạt. Trong đó, có rất nhiều con sông bị ô nhiễm đến độ không thể sử dụng được.

“Nếu chúng ta không quản lý tốt, khai thác hợp lý nguồn nước hiện có thì nguy cơ những năm tới chúng ta không đủ nguồn nước phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, từ giờ trở đi, vấn đề an ninh tài nguyên nước được đánh giá quan trọng như an ninh lương thực và an ninh năng lượng quốc gia”, ông Thuần nhấn mạnh.

Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước, Việt Nam hiện có 2.372 con sông có chiều dài mỗi sông 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên. Trong đó có 109 sông chính với tổng lưu lượng nước mặt phát sinh và chảy qua toàn lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 tỉ m3/năm.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Đừng để muối tan về biển !
  • Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Lấy ngắn nuôi dài
  • Nhiều bất cập trong quản lý đường thủy ở TP Hồ Chí Minh
  • Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
  • Những dấu hiệu chờ
  • Cải thiện môi trường kinh doanh nhờ thực thi chính sách tốt và duy trì cải cách
  • Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị thiếu hụt khí đốt
  • CPI tháng 10: Điểm mặt những ẩn số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi