Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều bất cập trong quản lý đường thủy ở TP Hồ Chí Minh

 TP Hồ Chí Minh có gần 1.000 km sông, kênh, rạch có chức năng đường thủy nội địa và hàng hải. Hệ thống đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố hiện do hai đơn vị quản lý: Cục Ðường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do việc phân cấp quản lý chưa đáp ứng với tiềm năng của thành phố lớn nhất nước này, nên thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Rối rắm và bất cập trong quản lý

Việc quản lý hệ thống sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy nội địa ở TP Hồ Chí Minh được phân cấp: các tuyến đường thủy nội địa quốc gia gồm 16 tuyến với chiều dài 252 km do Cục Ðường thủy nội địa Việt Nam quản lý và các tuyến đường thủy nội địa địa phương bao gồm 87 tuyến với chiều dài hơn 574 km do Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh quản lý.

Theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Cục Ðường thủy nội địa Việt Nam chỉ quản lý luồng, hành lang bảo vệ luồng tàu chạy và các cảng, bến thủy nội địa đã được cấp phép hoạt động. Vì thế phần mặt nước ven bờ (từ giới hạn hành lang bảo vệ luồng chạy tàu đến mép bờ sông, kênh rạch) hiện chưa quy định cho đơn vị nào quản lý, trong khi vùng nước ven bờ này lại liên quan nhiều đến các vấn đề như: an toàn công trình dưới lòng sông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, kiến trúc ven bờ, xây dựng nhà cửa, công trình lấn chiếm, sạt lở... Có một thực tế là, mặc dù không nằm trong phạm vi quản lý nhưng khi xảy ra  các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, xây dựng các công trình trái phép, san lấp, lấn chiếm... trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia đều do các cơ quan chức năng của thành phố xử lý. Ðiển hình như vụ sập cầu Bình Ðiền năm 1997 đã để lại hậu quả nghiêm trọng về trật tự an toàn giao thông, kinh tế - xã hội cho các tỉnh, thành phố lân cận; hay như vụ san lấp, lấn chiếm hàng nghìn mét vuông trên rạch Ðào  (phường Trường Thọ, Thủ Ðức)... Hiện nay, tình trạng lấn chiếm, các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường, hàng trăm nhà nổi trên sông, gây mất trật tự an toàn giao thông thủy trên tuyến kênh Ðôi, kênh Tẻ trên địa bàn quận 4, 7 và 8 vẫn diễn ra phổ biến. Giám đốc Cảng vụ TP Hồ Chí Minh Ngô Ðình Quang cho biết: 'Thấy người dân vi phạm, chúng tôi chỉ có thể nhắc nhở chứ không thể xử phạt vì không nằm trong khu vực quản lý của mình'.

Nên phân cấp lại

Theo ghi nhận của chúng tôi, dọc hai bên các tuyến sông, kênh rạch do Cục Ðường thủy nội địa Việt Nam quản lý đã 'mọc' lên hàng nghìn căn nhà xây dựng lấn chiếm sông rạch, có nơi lấn chiếm từ bờ sông trở ra lên đến hơn 30 m, ảnh hưởng đến các hoạt động của giao thông thủy, an toàn công trình dưới lòng sông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, kiến trúc ven bờ...

Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý các tuyến đường thủy nội địa quốc gia sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành giao thông đường thủy nói riêng và của nền kinh tế - xã hội thành phố nói chung. Trưởng phòng Quản lý Giao thông đường thủy, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh Phan Công Bằng cho rằng: 'Với đặc thù của một đô thị có nhiều sông, kênh, rạch và lớn nhất nước như TP Hồ Chí Minh thì sự quản lý chồng chéo, phân cấp chưa hợp lý sẽ là một lực cản rất lớn cho sự phát triển'. Từ những bất cập như đã phân tích trên,  ngày 24-8-2010, tại Văn bản số 4161/UBND-ÐTMT, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị  Bộ GTVT  phân cấp lại theo hướng các tuyến đường thủy nội địa quốc gia trong nội đô, nội thị thành phố Hồ Chí Minh thì giao cho thành phố quản lý.

Văn bản chỉ rõ: 'Việc phân cấp sẽ giải quyết đồng bộ các vấn đề về kỹ thuật công trình (trật tự ATGT thủy, cảng, bến, cấp nước - thoát nước, cây xanh, vệ sinh môi trường,...) và đầu tư xây dựng thực hiện các dự án một cách toàn diện, đồng bộ (nạo vét, kè bờ, xây dựng cảng, bến,...) gắn với quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến, từng bước ổn định công tác quản lý đô thị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố'. Trong thời gian tới, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ loại hình vận tải buýt trên sông, để giảm áp lực cho đường bộ vốn đã quá tải, bên cạnh đó sẽ kết nối với vận tải đường bộ, đường sắt nội đô, tạo thành một hệ thống giao thông  đồng bộ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn nữa, đưa TP Hồ Chí Minh trở thành một thành phố có  nét văn hóa đặc trưng sông nước theo hướng văn minh và hiện đại.

( Theo Trần Quang Quý // Báo Nhân dân Online )

  • Có nên cấp vốn trở lại cho Petro Vietnam?
  • Những dấu hiệu chờ
  • Cải thiện môi trường kinh doanh nhờ thực thi chính sách tốt và duy trì cải cách
  • Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị thiếu hụt khí đốt
  • CPI tháng 10: Điểm mặt những ẩn số
  • Vài nét về kinh tế Việt Nam 2010: Việt Nam - thành công và tỉnh táo
  • Tài sản trí tuệ ở VN chưa phát huy hết tiềm năng
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Tại sao các công ty nước ngoài nản chí ở Trung Quốc?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi