Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những dấu hiệu chờ

Mục tiêu kiềm chế mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm dưới 8% của Chính phủ sẽ khó đứng vững sau khi CPI tháng 9 và tháng 10 đạt mức cao nhất trong vòng 15 năm nay. Dư địa cho lạm phát hai tháng còn lại, dưới 0,51%/tháng, là mục tiêu bất khả thi. Chính phủ sẽ phải điều hành chính sách ra sao trong thời gian tới để CPI chỉ tăng 8%?

Nếu nhìn vào diễn biến giá cả và những yếu tố tác động đến sản xuất, thị trường từ đầu năm đến nay thì việc CPI hai tháng gần đây tăng khác với quy luật thông thường là điều có thể lý giải được. Diễn biến CPI không ổn định ngay từ đầu năm với mức tăng bình quân theo tháng của quí 1 là 1,35% (trong đó tháng 2 tăng tới 1,96% so với tháng 1), đến quí 2 chỉ còn 0,21%/tháng và quí 3 tăng bình quân 0,53%/tháng. Nhưng kể từ tháng 9 trở đi, mức tăng đều trên mức 1% mỗi tháng và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến tâm lý của người dân và làm khó các cơ quan hoạch định và điều hành chính sách. Cách đây nửa tháng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có những cảnh báo như vậy tới Chính phủ. Nay, mức tăng CPI mỗi tháng trên 1% càng khiến cho những khó khăn này bộc lộ rõ hơn.

Điều làm cho CPI diễn biến bất thường là sự không rõ ràng hoặc thay đổi đột ngột của một số chính sách. Ngay từ đầu năm, do việc thắt chặt tiền tệ, rồi lãi suất tăng cao nên phần lớn doanh nghiệp không vay được vốn sản xuất bằng tiền đồng và họ đã chuyển sang vay vốn bằng đồng đô la. Do vậy, việc hai lần điều chỉnh tỷ giá từ đầu năm đến nay (tổng mức tăng hơn 5%), đã tác động không nhỏ đến diễn biến tâm lý trên thị trường. Theo phân tích của Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy hồi tháng trước: “Tỷ giá tăng 1% thì CPI tăng 0,2%”.

Việc đồng đô la tăng giá liên tiếp trong những ngày gần đây chắc chắn sẽ gây áp lực lớn cho lạm phát và là kết quả của việc doanh nghiệp mua đô la trả nợ vay từ đầu năm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần mua đô la để nhập khẩu nguyên liệu cho chu kỳ sản xuất đầu năm tới. Tất cả các chi phí này đều được hạch toán và tất yếu sẽ làm tăng giá đầu ra. Hiện nay mặt bằng lãi suất vẫn ở mức trên 13% và 36% số doanh nghiệp được hỏi nói rằng họ không thể chịu được mức lãi vay này trong lâu dài (theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong quí 2-2010). Như vậy, lượng hàng hóa trên thị trường chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và lạm phát do cầu kéo sẽ là một tác động cần được tính đến.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng muốn gì đi nữa thì việc cần làm để kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng không quá cao trong những tháng cuối năm là phải ổn định tâm lý cả với doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Nhưng sự ổn định ấy chỉ có được nếu các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô cũng được ổn định, nhất quán và có tác động thật sự đến mục tiêu ngăn ngừa lạm phát. Trước mắt, mới chỉ thấy hành động cụ thể là việc Chính phủ chỉ đạo chi khoảng 2.100 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp vay không lãi suất để dự trữ hàng hóa phục vụ Tết.

Đồng thời các cơ quan chức năng cũng sẽ có các biện pháp kiểm soát việc đăng ký giá, thành lập các đoàn kiểm tra niêm yết giá, bình ổn giá hàng hóa tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, đây là những việc làm không mới, tác động không nhiều đến thị trường bởi cách đây vài tháng, việc kiểm tra giá thép hay giá sữa tăng đột biến đã không mang lại kết quả gì đáng kể trong việc ổn định thị trường.

“Thực chất việc kiềm chế lạm phát phải bám chặt vào các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô chứ không chỉ bình ổn giá cả”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói. Điều này, theo ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, được giải quyết thông qua khả năng cung ứng vốn và lãi suất phù hợp để sản xuất mang lại hiệu quả. “Vẫn phải bơm vốn ra bằng cách hạ lãi suất để doanh nghiệp có thể sản xuất, thị trường không khan hiếm và Chính phủ có thể rút tiền về qua kênh bán hàng, quay vòng hàng hóa”, ông Kiêm nói.

Ông Kiêm cũng nhấn mạnh rằng sẽ còn nhiều thách thức nếu các biện pháp chỉ đạo, điều hành vẫn nặng về chính sách tiền tệ mà nhẹ với chính sách tài khóa. “Nếu các ngân hàng vẫn ưa chuộng việc mua trái phiếu hơn là cho vay để đầu tư cho sản xuất thì những lo ngại lạm phát vẫn nằm lại đó”, ông Kiêm nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cải thiện môi trường kinh doanh nhờ thực thi chính sách tốt và duy trì cải cách
  • Việt Nam đối mặt với nguy cơ bị thiếu hụt khí đốt
  • CPI tháng 10: Điểm mặt những ẩn số
  • Vài nét về kinh tế Việt Nam 2010: Việt Nam - thành công và tỉnh táo
  • Tài sản trí tuệ ở VN chưa phát huy hết tiềm năng
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Tại sao các công ty nước ngoài nản chí ở Trung Quốc?
  • Đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp
  • Nông nghiệp có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi