Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng, chỉ số giá và an sinh xã hội

Lương thực thực phẩm trong những năm qua luôn là nhóm hàng tăng giá mạnh. Ảnh: Tuệ Doanh.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải hy sinh tăng trưởng để chống lạm phát nhưng dường như họ đã quên rằng tăng trưởng cũng là một phần quan trọng của ổn định vĩ mô, miễn là tăng trưởng đúng với khả năng của mình.

Theo công bố trên website của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP cả về lượng và giá khoảng 28%, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng trưởng thực về GDP là 5,89%. Như vậy tăng trưởng thực về GDP năm 2011 tuy giảm so với năm trước nhưng cũng khá cao. Điều này tương đương với thu nhập bình quân của xã hội năm nay tăng hơn so với năm ngoái 28%.

Tuy nhiên, với quan sát bình thường có thể nhận thấy đời sống thể hiện qua sức mua của người dân tháng giáp Tết năm nay giảm sút một cách rõ rệt so với các năm trước. Đa số những người làm công ăn lương thu nhập giảm sút rõ rệt do sản xuất bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc làm ăn không có lãi hoặc chỉ sản xuất cầm chừng để duy trì hoạt động mong chờ một ngày mai tươi sáng hơn.

Cũng theo số liệu của cơ quan thống kê, chín tháng đầu năm 2011 tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP là 39,8% nhưng cả năm tỷ lệ này nhanh chóng giảm xuống 34,6%. Điều này cho thấy nguồn vốn đầu tư trong quí 4 giảm sút nhanh chóng, đặc biệt là của khu vực ngoài nhà nước, còn khu vực nhà nước giảm ít nhất (bảng dưới). Và như vậy cũng có thể thấy trong quí 4, khu vực kinh tế ngoài nhà nước hầu như không đầu tư.

Theo số liệu lịch sử, khu vực kinh tế ngoài nhà nước giai đoạn 2005-2010 đóng góp vào GDP từ 46-48%, nếu khu vực này không đầu tư tức là giá trị gia tăng không thể tăng, thậm chí sẽ giảm (mạnh). Nhưng một nghịch lý là GDP trong quí 4-2011 lại tăng cao nhất trong năm (6,1%). Vậy khu vực sở hữu nào tăng mạnh mẽ trong quí 4 để bù đắp lại phần thiếu hụt của khu vực kinh tế ngoài nhà nước? Hay dù không cần đầu tư mà GDP vẫn tăng?
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước không đầu tư một phần do không thể tiếp cận được nguồn vốn phần do lãi suất quá cao khiến các doanh nghiệp của khu vực này không thể chịu nổi. Không đầu tư thì sẽ không có sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, bán nốt những sản phẩm đã làm ra trước đó.

Như vậy có thể thấy thu nhập từ sản xuất của đa số người lao động giảm sút và điều này cũng thể hiện qua sức mua rất yếu trong quí cuối cùng của năm 2011. Phải chăng vì sức mua giảm sút nên không thể tăng giá và như vậy việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ít hoặc không tăng chưa chắc đã là một tín hiệu tốt. Điều này còn nói lên sản xuất bị đình đốn đến mức báo động. Và một câu hỏi đặt ra là tăng trưởng GDP để làm gì trong khi mức sống của người dân giảm sút.

Chỉ số giá CPI năm 2011 so với bình quân năm 2010 tăng 18,6%, chỉ số giá bán sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo theo giá sản xuất là 16,5%; chỉ số bán sản phẩm nông nghiệp tăng 33,5% trong khi đó CPI của nhóm hàng lương thực thực phẩm vào khoảng 26%. Điều này là sao? Trong khi chỉ số giá nhập khẩu cho nhóm hàng này cũng trên 20%. Như vậy có phải chính nhập khẩu (từ Trung Quốc) làm CPI giảm so với giá sản xuất (PPI) không?

Thử nhìn lại, CPI bao gồm sự thay đổi giá tiêu dùng năm hiện hành so với năm trước của các sản phẩm được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Đối với sản phẩm nông nghiệp (ứng với nhóm hàng lương thực thực phẩm) thì chỉ số giá sản xuất (PPI) rất cao (34%) nhưng CPI của nhóm này lại thấp hơn (26%) mà giá sản xuất cộng thêm phí lưu thông mới ra giá người mua. Trong khi giá nhập khẩu của mặt hàng này lại thấp hơn CPI của nhóm hàng này (20%), như vậy:

• Chính nhập khẩu làm CPI hạ.

• Nhập khẩu tư liệu sản xuất có chỉ số giá cao hơn CPI rất nhiều (20,4%) mà nước ta nhập khẩu cho sản xuất chiếm hơn 90% tổng kim ngạch nhập khẩu, điều này sẽ dẫn đến chỉ số giá sản xuất (PPI) trong thời kỳ sản xuất sau sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy việc nhập khẩu trực tiếp cho tiêu dùng (8-10%) có thể làm giảm CPI, nhưng cấu thành nên sản phẩm trong nước tăng do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng vẫn tiếp tục gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng. Như vậy việc tái cơ cấu về ngành trong sản xuất là một việc thực sự cấp bách.

Trong hơn một năm qua, với sự lo lắng quá mức về giá cả tăng cao (biểu hiện của lạm phát) Chính phủ thắt chặt tiền tệ có phần quá mức, dẫn đến sản xuất đình trệ và có thể dẫn đến tê liệt nếu tình hình về vốn và lãi suất không được cải thiện. Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải hy sinh mục đích tăng trưởng để chống lạm phát dường như đã quên rằng tăng trưởng cũng là một phần quan trọng của ổn định vĩ mô miễn là tăng trưởng đúng với khả năng của mình. Trong lúc chưa thể cải thiện được ngay hiệu quả đầu tư thì vẫn phải cần có một lượng vốn cần thiết để duy trì sản xuất và tăng trưởng đủ để phát triển bền vững, làm cơ sở để từng bước tái cơ cấu nền kinh tế.n

Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2011
Ngàn tỉ đồng Cơ cấu (%) So với năm 2010 (%)
TỔNG SỐ 877,9 100,0 105,7
Khu vực nhà nước 341,6 38,9 108,0
Khu vực ngoài nhà nước 309,4 35,2 103,3
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9 25,9 105,8
Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=12129

 

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Vốn FDI đăng ký tháng 1 bằng... 1/40 cùng kỳ năm ngoái
  • Doanh nghiệp châu Âu đang nghĩ gì về kinh tế Việt Nam?
  • Doanh nghiệp châu Âu đang nghĩ gì về kinh tế Việt Nam?
  • Tập đoàn kinh tế ở Việt nam – bất cập và bất ổn?
  • HSBC dự đoán tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 5,7% cho năm 2012
  • Phạm Chi Lan: Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2012
  • Xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển
  • Tái cơ cấu kinh tế quốc gia và một số ý kiến về phát triển Tây Nguyên bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi