Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn FDI đăng ký tháng 1 bằng... 1/40 cùng kỳ năm ngoái

picture
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tháng 1 chỉ đạt 37,3 triệu USD, bằng 2,5% cùng kỳ năm trước.

Kết quả khiêm tốn về thu hút FDI trong tháng 1/2012 có là điềm báo trước cho một năm khó khăn?

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tháng 1 chỉ đạt 37,3 triệu USD, bằng 2,5% cùng kỳ năm trước.

Trong số này, vốn đăng ký của 25 dự án được cấp phép mới đạt 29,5 triệu USD, bằng 33,8% số dự án và bằng 2,4% số vốn so với cùng kỳ năm 2011; trong khi vốn đăng ký bổ sung của 5 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 7,8 triệu USD.

Về vốn thực hiện, trong tháng 1/2012 ước tính đạt 400 triệu USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Tuy tháng 1 năm nay có kỳ nghỉ Tết âm lịch khá dài khiến cho thời gian làm việc thực tế của các cơ quan nhà nước giảm đi đáng kể, nhưng sự sụt giảm cả về vốn đăng ký mới và vốn thực hiện là rất đáng chú ý.

Về cơ cấu vốn đầu tư, trong tháng 1/2012, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 27,1 triệu USD vốn đăng ký, bao gồm: 26,8 triệu USD của 14 dự án cấp phép mới và 0,3 triệu USD vốn tăng thêm; ngành xây dựng đạt 8,4 triệu USD, bao gồm: 1,4 triệu USD vốn đăng ký mới và 7 triệu USD vốn tăng thêm.

Cả nước có 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó Tp.HCM có số vốn đăng ký lớn nhất với 13 triệu USD, chiếm 44,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Thanh Hóa 3,5 triệu USD, chiếm 11,9%; Hà Nam 3,2 triệu USD, chiếm 10,9%; Hưng Yên 3 triệu USD, chiếm 10,2%.

Trong số 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới trong tháng, Pháp là nhà đầu tư lớn nhất với 10 triệu USD, chiếm 34% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản 8,1 triệu USD, chiếm 27,4%; Hàn Quốc 5,4 triệu USD, chiếm 18,4%; Singapore 2 triệu USD, chiếm 6,8%...

Cuối năm ngoái, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố mục tiêu thu hút 15-16 tỷ USD vốn FDI đăng ký và thực hiện khoảng 11-12 tỷ USD trong năm 2012.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp châu Âu đang nghĩ gì về kinh tế Việt Nam?
  • Doanh nghiệp châu Âu đang nghĩ gì về kinh tế Việt Nam?
  • Tập đoàn kinh tế ở Việt nam – bất cập và bất ổn?
  • HSBC dự đoán tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 5,7% cho năm 2012
  • Phạm Chi Lan: Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2012
  • Xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển
  • Tái cơ cấu kinh tế quốc gia và một số ý kiến về phát triển Tây Nguyên bền vững
  • Thử đặt lại vấn đề phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi