Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn kinh tế ở Việt nam – bất cập và bất ổn?

Trong thời gian vừa qua, việc tự phong thành các Tập đoàn kinh tế tư nhân, việc nâng cấp các tổng công ty Nhà nước với mô hình "Công ty mẹ - Công ty con" thành các Tập đoàn kinh tế đã và đang diễn ra ở nước ta. Chúng ta đã tự hào và đặt đầy kỳ vọng vào mô hình “cũ người mới ta” này. Song một loạt sự đổ vỡ, hoạt động kém hiểu quả của các tập đoàn kinh tế ở nước ta của cả khối nhà nước và tư nhân trong thời gian qua cho thấy còn qua nhiều điều đáng đáng để bàn.

 

 

Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ: “Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp”. Các DN tự nguyện gia nhập tập đoàn đều có tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động độc lập.

Theo định nghĩa trên thì không có một quyết định hành chính của bất kỳ cấp quản lý nhà nước nào về việc thành lập Tập đoàn kinh tế và không có một mệnh lệnh hành chính nào có hiệu lực trong tập đoàn. Các tập đoàn trên thế giới, không tồn tại chức danh để điều hành kinh doanh như Tổng Giám đốc tập đoàn mà chỉ có Chủ tịch tập đoàn do Hội đồng chủ tịch của các công ty con bầu ra. Vậy thì nên gọi là Tập đoàn kinh tế hay Tập đoàn doanh nghiệp?

Vừa qua một số tập đoàn được thành lập trên cái nền là các Tổng công ty (Tcty) nhà nước (12 Tập đoàn) lại được thành lập theo một quyết định hành chính, chỉ rõ tập đoàn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam, Tập đoàn kinh tế VinaShin, tập đoàn bưu chính viễn thông…). Đồng thời, lại có quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Tổng giám đốc tập đoàn. Việc hình thành các tập đoàn trong DNNN ở nước ta hiện nay mới chỉ là việc đổi tên từ TCty thành tập đoàn còn về chất thì chỉ là “bình mới rượu cũ”. Việc này không phù hợp với luật DN.

Điểm căn bản đưa đến việc thành lập Tập đoàn là nó cho phép một DN da dang hoá ngành nghề, các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sang các lĩnh vực mới có khả năng phát triển mạnh hơn trong tương lai, thay vì tập trung váo các lĩnh vực đang hoạt động mặc dù có thể đang tạo ra nhiều lợi nhuận, nhưng lại không thể phát triển mạnh thêm vì thị trường bão hòa. Việc tạo ra một cơ cấu sản xuất kinh doanh mới sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian nên việc tập hợp các doanh nghiệp có cơ cấu kinh doanh nằm trong mục tiêu phát triển sẽ nhanh hơn, thuận lợi hơn, tăng tính cạnh tranh hơn…

Việc “nâng cấp” các Tcty Nhà nước thành các “Tập đoàn” đã tạo điều kiện cho các Tập đoàn đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh để cho phù hợp với tên mới và đã “đẻ” ra một loạt các Công ty con vẫn “bú” sữa Mẹ là nguồn vốn Nhà nước là chủ yếu nên vẫn hoạt động phụ thuộc do vậy vẫn là mô hình "Công ty mẹ - Công ty con"  chứ không phải là Tập đoàn kinh tế. Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước không những giữ vững yếu tố nhà nước, mà còn được đẩy lên giữ vai trò lãnh đạo, chi phối hoặc ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp thành viên khác trong tập đoàn kinh tế và với các liên kết trong tập đoàn kinh tế. Quan hệ giữa công ty mẹ với các thành viên của Tập đoàn kinh tế nhà nước thật sự không rõ ràng vừa “đối vốn” vừa “đối nhân”..

Trong khi đó một số Tập đoàn tư nhân đã hình thành và hoạt động có đôi chút hiệu quả như: Tập đoàn Việt Á, Hòa Phát, Nam Cường, v.v… Các Tập đoàn này không có quyết định thành lập của cấp chính quyền nào và cũng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng thực chất các tập đoàn này cũng không phải do tập hợp các DN gia nhập thành mà cũng do tự “sinh đẻ” và từ đó tự nâng cấp hoặc tự phong mà thôi. Họ cũng chẳng cần điều kiện gì để xác nhận và các ông chủ đích thực vẫn vậy. Vẫn là “Bình mới rượu cũ”!

Tập đoàn thường mang cùng một thương hiệu để tạo tính cạnh tranh và ảnh hưởng tiếp thị trên thị trường. Các tập đoàn của Việt nam được thành lập từ các Tcty, các công ty cổ phần nên nghiễm nhiên được mang “họ” và gắn “nhãn”. Tuy nhiên mặt trái của tập đoàn là sẽ bành trướng rộng ra và từ đó đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Đến một giai đoạn nào đó quản lý ở cấp cao của tập đoàn mất dần khả năng nắm bắt, quản lý dẫn đến tập đoàn dễ mất phương hướng, không còn mục tiêu rõ ràng và mất dần khả năng cạnh tranh. Và khi một phần sụp đổ, nó có thể kéo theo sự sụp đổ của cả tập đoàn.

Những vấn đề trên không có gì xa lại đối với kinh tế Việt Nam và trở nên rất nguy hiểm khi luật pháp của ta hiện nay gần như chưa có gì để kiểm soát các hoạt động của tập đoàn. Ở đây cần nói rõ thêm là hầu hết các tập đoàn lớn ở ta đều là Tập đoàn nhà nước, thường là độc quyền, được ưu đãi và có khả năng lũng đoạn thị trường rất lớn vì các tập đoàn này nắm hết mọi thứ: Quy mô, vốn, chủ trương, chiến lược.

Mục đích của nó, theo sự mong muốn của nhà nươc, là những đòn bẩy đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, nhưng bản thân người quản lý đôi khi lực bất tòng tâm!?

Thực tế hiện nay là dù có luật, các cơ quan hữu quan gần như lơ là không thực hiện sự kiểm soát theo luật hoặc không đủ khả năng chuyên môn để kiểm soát hầu hết mọi hoạt động của Tập đoàn, cho nên cần siết chặt quản lý khả năng đầu tư của các Tập đoàn nhất là các Tập đoàn phi tài chính vào hoạt động tài chính và chỉ mở rộng khi hội tụ đầy đủ các điều kiện cho phép để tránh xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.

Cần phải tạo ra một sân chơi công bằng cho DNNN và DNTN. Thực tế cho thấy càng đầu tư mạnh vào các Tập đoàn nhà nước càng tạo cơ hội làm giàu cho một vài nhóm lợi ích hoặc cá nhân. Bên cạnh đó, chưa phân định rõ yêu cầu và cơ chế quản lý giữa hoạt động đầu tư vì lợi nhuận và phi lợi nhuận. Trong  các Tập đoàn đang có sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận (có thể nhận thấy rõ nhất ở Tập đoàn Buu chính viễn thông). Trách nhiệm xã hội của các Tập đoàn KTNN đối với ổn định kinh tế vĩ mô đi cùng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, từ đó dẫn đến đầu tư bị dàn trải, kém hiệu quả và dễ bị lạm dụng,

Cần có qui định rạch ròi về vốn và nợ của DN nhà nước. Nợ của DN nhà nước phải vừa được ghi là nợ của doanh nghiệp, vừa được ghi là nợ của Nhà nước (tức là DN nợ ngân sách, ngân sách nợ người cho vay). Nhà nước phải có trách nhiệm trả nợ khi DN phá sản.

Cần giải quyết đúng đắn vấn đề cấp đất cho doanh nghiệp và phải ghi đúng theo giá thị trường tài sản này. Đất phải được coi là nợ của DN đối với Nhà nước. Giá trị số nợ này sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường, DN phải trả lãi cho Nhà nước theo lãi suất nhất định; hoặc là Nhà nước cho DN thuê đất và tiền thuê phải được điều chỉnh tùy theo giá thị trường. Đất không thể coi là sở hữu của DN, kể cả quyền sử dụng đất.

Và cần nhiều sự điều chỉnh, giải quyết khác…!

Xu hướng của các DN là tiến liên mô hình kinh tế tập đoàn; Tuy nhiên trong thời gian qua, từ một loạt các đổ vỡ và hoạt động kém hiệu quả của các tập đoàn kinh tế khiến chúng ta phải xem xét lại một cách cẩn thân, tỷ mỷ, cần có những nghiên cứu thật thấu đáo về mô hình cùng với sự lựa chọn những DN thật sự có khả năng liên kết để cho các Tập đoàn ra đời thể hiện được sức mạnh bản chất của nó.

KTTD// Tầm Nhìn

  • HSBC dự đoán tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 5,7% cho năm 2012
  • Phạm Chi Lan: Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2012
  • Xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển
  • Tái cơ cấu kinh tế quốc gia và một số ý kiến về phát triển Tây Nguyên bền vững
  • Thử đặt lại vấn đề phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên
  • Có thể hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ?
  • Việt Nam lọt TOP 15 thị trường mới nổi tiềm năng nhất
  • Kinh tế 2012: Chịu đau và 'đừng sốt ruột'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi