Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam lọt TOP 15 thị trường mới nổi tiềm năng nhất

Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định, các nước mới nổi yếu hơn trong đó có Việt Nam, được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư mạo hiểm trong những năm tới.

Đầu tư vào thị trường mới nổi đang là một hướng đi mới của các nhà đầu tư khi thị trường phát triển đang ngày càng đi xuống.

Tuy nhiên, thị trường các nước mới nổi thuộc nhóm BRIC dường như đang trở nên kém hấp dẫn khi nền kinh tế của Trung Quốc giảm sút, các biện pháp kích thích kinh tế của Ấn Độ thiếu tính mềm dẻo, chính trị tại Nga thiếu ổn định hay vấn đề lạm phát tại Brazil..

Tuy nhiên, mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định, các nước mới nổi yếu hơn như Việt Nam, Venezuela...lại là những cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.

Dưới đây là 15 thị trường mới nổi tiềm năng nhất theo Business Insider.

1.Argentina
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 4,1%

GDP theo đầu người: 10.675 USD

GDP: 435,2 tỷ USD

Dân số: 40,8 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 98%

Ưu điểm: cơ sở vật chất tại nước này tốt hơn các nước mới nổi khác. Nó cũng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu trong nước trong thời gian gần đây tăng cao đã thúc đẩy nền kinh tế.

Nhược điểm: lạm phát là một rủi ro lớn, đồng tiền pê xô có nguy cơ mất giá mạnh. Trong khi đó những lo ngại liên quan đến vấn đề chính sách cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thị trường cổ phiếu.

2. Bangladesh
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 7,5%

GDP theo đầu người: 764 USD

GDP: 115 tỷ USD

Dân số: 150,5 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 56%

Ưu điểm: đây là một thị trường mới nên nhà đầu tư có nhiều "sân chơi" hơn. Là một nền kinh tế trẻ, tăng trưởng nhanh với lực lượng lao động rẻ. Thị trường chứng khoán của Bangladesh cũng lớn hơn và linh hoạt hơn so với thị trường các nước mới nổi khác.

Nhược điểm: cơ hội việc làm hạn chế khiến người lao động đổ xô ra nước ngoài tìm việc. Cơ sở hạ tầng của đất nước cần được cải thiện. Bên cạnh đó, việc điều hành và giám sát còn hạn chế cũng là một rủi ro đối với lĩnh vực đầu tư tài chính.

3.Ả Rập
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 6,3%

GDP theo đầu người: 2.810 USD

GDP: 231,9 tỷ USD

Dân số: 82.5 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 66%

Ưu điểm: nhiều người dân được tiếp cận với nền giáo dục tiến bộ hơn so với các nước láng giềng. Ngành năng lượng, thương mại, giao thông vận tải và du lịch hoạt động tương đối tốt do những lợi thế về mặt địa lý.

Nhược điểm: tình hình chính trị cộng với những phong trào biểu tình như mùa xuân Ả Rập vẫn còn là những rào cản lớn cho hoạt động đầu tư. Tình trạng thất nghiệp của thanh niên cũng là một vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách.

4.Ghana
 

GDP theo đầu người: 1.546 USD

GDP: 38,6 tỷ USD

Dân số:25 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 67%

Ưu điểm: nước này có những lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên như vàng, kim cương, cao cao, man-gan...Ngoài ra Ghana cũng có tiềm năng về dầu mỏ.

Nhược điểm: Ghana vẫn chưa biết tận dụng lợi thế về tài nguyền thiên nhiên của mình giống như các quốc gia châu Phi khác. Bên cạnh đó, những cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho nước này thường xuyên phải thực hiện các cuộc bầu cử mới.

5.Iraq
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 7,6%

GDP theo đầu người: 3.325 USD

GDP: 108,6 tỷ

Dân số: 32.7 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 78%

Ưu điểm: sản lượng dầu mỏ tại nước này sẽ tiếp tục tăng hơn so với các quốc gia khác trong thập kỷ tới.

Nhược điểm: nội bộ chính phủ luôn bất đồng trong những chính sách về dầu mỏ. Tình trạng an ninh luôn là mối đe dọa tại quốc gia này.

6.Kazakhstan
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 4,5%

GDP theo đầu người: 11.115 USD

GDP: 180,1 tỷ USD

Dân số: 16,2 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 100%

Ưu điểm: đây cũng là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, vàng, đồng, chì, u ran...

Nhược điểm: tình hình chính trị với cuộc bầu của sẽ diễn ra vào giữa tháng 1 tại nước này cũng là một vấn đề cần quan tâm. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng trong nước cũng đang phải vật lộn với những khó khăn về tình trạng nợ nần.

7.Kenye (quốc gia Đông Phi)
 

GDP theo đầu người: 868 USD

GDP: 36,1 tỷ USD

Dân số: 41,6 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 87%

Ưu điểm: nước này có lợi thế về tài nguyên khí gas. Ngoài ra, ngành công nhiệp công nghệ truyền thông cũng phát triển nhanh chóng. Nước này cũng giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất tại khu vực Đông Phi.

Nhược điểm: tình hình bất ổn chính trị luôn diễn ra tại đây. Bên cạnh đó, lạm phát do giá lương thực tăng cao vì thiên nhiên khắc nghiệt cũng là mối lo lớn.

8.Mông Cổ
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 6,9%

GDP theo đầu người: 3.127 USD

GDP:8,8 tỷ USD

Dân số: 2,8 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 97%

Ưu điểm: Mông Cổ là nước giàu tài nguyên khoáng sản trong đó có đồng và than đá. Dân số trẻ và phát triển nhanh cộng với tỷ lệ tiết kiệm cao cũng là những lợi thế của nước này.

Nhược điểm: Mông Cổ cũng như nhiều quốc gia khác chưa biết sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

9.Nigeria
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 8,4%

GDP theo đầu người: 1.521 USD

GDP: 247,1 tỷ USD

Dân số: 162,5 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 61%

Ưu điểm: hệ thống ngân hàng của Nigeria hoạt động tương đối hiệu quả.

Nhược điểm: những bất đồng về tôn giáo đã khiến cho tình hình xã hội tại nước này trở nên bất ổn. Cơ sở vật chất cũng là rào cản cho phát triển kinh tế.

10. Pakistan
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 4,9%

GDP theo đầu người: 1.155 USD

GDP: 204.1 tỷ USD

Dân số: 176.7 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 56%

Ưu điểm: Pakistan là một quốc gia có dân số trẻ, đông và phát triển.

Nhược điểm: trình độ giáo dục của dân cư cần được cải thiện để đáp ứng với những đòi hỏi của nền kinh tế đang phát triển nhanh. Bên cạnh đó tình hình chính trị và an ninh tại nước này vẫn còn đang trong tình trạng báo động.

11.  Rumani
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 3,5%

GDP theo đầu người: 8.645 USD

GDP: 185,3 tỷ USD

Dân số: 21,4 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 98%

Ưu điểm: ngành xuất khẩu tương đối phát triển

Nhược điểm: 75% các ngân hàng tại nước này là do các ngân hang châu Âu sở hữu và đã bị ảnh hưởng  cuộc khủng hoảng châu Âu vừa qua.

12.Sri Lanka
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 6,6%

GDP theo đầu người: 2.795 USA

GDP: 58,8 tỷ

Dân số: 21 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 91%

Ưu điểm: đầu tư nước ngoài tại nước này tăng mạnh trong thời gian qua. Xuất khẩu nói chúng, đặv biệt là các mặt hàng dệt may và nông nghiệp tăng vọt.

Nhược điểm: một vài chính sách của nhà nước về việc mua tài sản đã đặt ra những khó khăn cho đầu tư nước ngoài.

13.U-krai-na
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 3,7%

GDP theo đầu người: 3.604 USD

GDP: 162,9 tỷ USD

Dân số: 45.2 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 100%

Ưu điểm: đây là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển nhất châu Âu. Ngoài ra lực lượng lao động có trình độ văn hóa cao cũng là một lợi thế cho thúc đẩy phát triển sản xuất.

Nhược điểm: vấn đề tham nhũng  và tình hình châu Âu đang đặt ra những thách thức cho ngành kinh doanh tại nước này. Đồng tiền mất giá cũng là những rủi ro trước mắt. Bên cạnh đó Ucrai-na cũng phụ thuộc quá nhiều vào Nga về lĩnh vực năng lượng.

14.Venezuela
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 4,3%

GDP theo đầu người: 10.525 USD

GDP: 309,8 tỷ USD

Dân số: 29,4 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 95%

Ưu điểm: Venezuela là một trong những nước có tỷ lệ dự trữ dầu lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng tương đối phát triển

Nhược điểm: một nửa doanh thu chính phủ của Venezuela phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, chính vì thế nền kinh tế luôn bị ảnh hưởng mạnh trước những biến động của giá dầu thế giới. Tổng thống Hugo Chave quyết định quốc gia hóa ngành sản xuất dầu, thép, xi măng và hệ thống siêu thị. Điều này đã làm giảm đầu tư nước ngoài tại nước này.

15. Việt Nam
 

Tăng trưởng GDP dài hạn: 7,4%

GDP theo đầu người: 1.370 USD

GDP: 121,6 tỷ USD

Dân số: 88,8 triệu

Tỷ lệ người lớn biết chữ: 93%

Ưu điểm: Việt Nam có lợi thế về các ngành sản xuất nhiều nhân công và nông nghiệp.

Nhược điểm: tỷ lệ lạm phát tăng quá cao (22,4%) do nôn nóng trong phát triển kinh tế. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam còn tương đối yếu kém.

 Theo vef

  • Kinh tế 2012: Chịu đau và 'đừng sốt ruột'
  • Lạm phát tháng Tết thấp nhất 10 năm: Hy vọng gì?
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • Ngẫm…khát vọng Rồng
  • Kinh tế Việt Nam: Bàn tay hữu hình hay vô hình đang thắng thế?
  • Gần 40 năm nữa, Việt Nam “thuộc nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu”
  • Dự báo kinh tế 2012 - 2015: Nhen nhóm lạc quan
  • Kinh tế 2012, đâu là kỳ vọng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi