Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thách thức kinh tế vĩ mô đang gây ảnh hưởng tiêu cực

Kết quả phản hồi của doanh nghiệp qua phiếu điều tra gửi đến Ban thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam vừa được tổ chức này công bố tại Hà Nội, cho thấy 73% doanh nghiệp cho rằng thách thức kinh tế vĩ mô đang gây ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp...

Hiệu ứng từ kiềm chế lạm phát

Theo phản ứng từ giới doanh nghiệp, năm 2008 nền kinh tế đất nước được đánh dấu bằng mức lạm phát cao, đi liền với những khó khăn và suy giảm của thị trường tài chính. Để ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã buộc phải đưa ra 8 nhóm giải pháp, trong đó gói giải pháp thắt chặt tiền tệ đã đưa mức tăng lãi suất cơ bản lên 14%, theo đó mức lãi suất tín dụng cho vay với các doanh nghiệp có thời điểm lên đến 21%. Chi phí vay vốn tăng cao, cộng thêm giá cả nguyên liệu đầu vào ở mức cao diễn ra trong thời gian đã và đang ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước hiện đang giảm sút do tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu cũng đang tác động tiêu cực trực tiếp đến doanh số và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra của Ban thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, trước những thách thức to lớn của nền kinh tế, các doanh nghiệp đang phải hết sức cố gắng chống đỡ bằng việc tập trung vào các nguồn lực sẵn có để duy trì các lĩnh vực kinh doanh chính và thị trường quen thuộc, đồng thời cắt giảm các khoản chi phí và thu hẹp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đa số doanh nghiệp kêu khó, 14% tỷ lệ doanh nghiệp cũng bày tỏ sự lạc quan vào triển vọng kinh doanh trong thời gian tới và cho rằng, những thách thức vĩ mô cũng là cơ hội để củng cố, rà soát lại công tác quản lý và đào tạo nhân lực, xây dựng bộ máy tổ chức doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp này cũng bày tỏ niềm tin vào công tác điều hành của Chính phủ và nhận định tình hình khó khăn sẽ được cải thiện trong thời gian tới, đồng thời tỏ ý sẵn sàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nếu nhận thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.

Báo cáo của Ban thư ký cũng cho thấy, một điều thú vị là hầu hết các doanh nghiệp đều suy nghĩ tự dựa vào nội lực của chính doanh nghiệp để vượt qua các khó khăn hiện tại. Rất ít doanh nghiệp thể hiện sự mong chờ nhận được sự bảo trợ từ Chính phủ, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng chủ động hơn.

6 kiến nghị của doanh nghiệp

Trong các đề xuất cần cải thiện môi trường kinh doanh, qua phản hồi từ doanh nghiệp cho thấy có 6 lĩnh vực doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cần hành động ngay, được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, gồm: Cải thiện việc soạn thảo luật lệ (46%); ngăn chặn, kiểm soát tham nhũng (44%); bãi bỏ giấy phép không cần thiết (40%); cải thiện hệ thống giáo dục (38%); nâng cao thực thi pháp luật (37%) và cải thiện cơ sở hạ tầng (36%).

Theo các doanh nghiệp, cải thiện soạn thảo luật lệ là một hành động Chính phủ cần làm ngay, cho thấy mối quan ngại gia tăng về sự không rõ ràng và thiếu thực tiễn của luật lệ, dễ nảy sinh việc diễn giải pháp luật tùy tiện và các hoạt động trục lợi từ các cơ quan công quyền. Doanh nghiệp mong muốn nâng cao tính minh bạch của môi trường pháp lý... Bên cạnh đó, việc bãi bỏ các giấy phép không cần thiết và ngăn chặn kiểm soát tham nhũng cũng được các doanh nghiệp quan tâm, cho thấy mối bức xúc của doanh nghiệp về tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn dễ bị ảnh hưởng.

Kết quả điều tra lần này còn cho thấy việc cải thiện cơ sở hạ tầng là điều quan trọng nhất đối với nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Ban thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, điều này là do các doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn hơn và tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nhiều hơn nên chất lượng cơ sở hạ tầng, thiếu hụt điện năng, tắc nghẽn cảng biển, giao thông... đã gây thiệt hại nặng hơn so với doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, các  doanh nghiệp nước ngoài cũng bày tỏ mong muốn mạnh mẽ hơn doanh nghiệp trong nước ở lĩnh vực cải thiện giáo dục và đào tạo. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước quan tâm nhiều đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Tuy nhiên, cả 2 nhóm doanh nghiệp đều nhất trí với việc cần ngăn chặn và kiểm soát tệ tham nhũng, cho thấy đây là một vấn đề bức xúc, gây tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

(Theo báo Bình Dương)

  • Việt Nam có bao nhiêu người dùng điện thoại di động?
  • Tình hình kinh tế trong nước tháng 11 và dự báo đáng chú ý trong tháng 12/2008, những giải pháp cần thực hiện
  • Phát triển khu công nghệ cao: Cần có hướng đi hợp lý
  • Gia nhập WTO là động lực phát triển kinh tế
  • Tiêu thụ thuỷ sản nuôi vượt trội so với thuỷ sản tự nhiên
  • Năm 2009 sẽ không thiếu điện?
  • "Nền dân chủ thương mại"
  • Những biến động phức tạp của thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi