Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

Ngày 16-7, tại TP Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên  tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ sáu tháng đầu năm 2009. Ðại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng chủ trì hội nghị có đồng chí Mai Văn Năm - Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, với sự tham dự đại biểu lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo năm tỉnh Tây Nguyên và sáu tỉnh có các huyện miền núi giáp Tây Nguyên.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên nêu rõ, trong những tháng đầu năm 2009, với tinh thần nỗ lực vượt qua khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội toàn vùng Tây Nguyên và các huyện miền núi thuộc sáu tỉnh lân cận có tốc độ phát triển khá. Tổng sản phẩm (GDP) toàn vùng Tây Nguyên tăng 11,35%, có tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao như Lâm Ðồng đạt 13,10%. Các lĩnh vực sản xuất, nhất là nông, lâm, thủy sản phát triển tốt. Lĩnh vực công nghiệp thu hút thêm nhiều dự án mới; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,83%. Thu ngân sách tăng 8,2%, riêng tỉnh Ðác Lắc tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2008. Toàn vùng có ba huyện được đầu tư theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, đến nay, đề án của các huyện đã hoàn tất và đang trong quá trình thẩm định, thực hiện. Các tỉnh Lâm Ðồng, Gia Lai... đã xây dựng đề án giảm nghèo đến các huyện, xã, thôn, buôn có tỷ lệ hộ nghèo hơn 30% và đã phân bổ 200 tỷ đồng để triển khai. Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Toàn vùng đã giải quyết việc làm cho 43.400 lao động, trong đó có 30% số lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Công tác y tế, giáo dục, văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, đáp ứng ngày một tốt hơn việc học, khám, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Ðến nay, đã có 42 huyện, 642 xã hoàn thành phổ cập THCS (90,6%), 280 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia. Tình hình kinh tế - xã hội của 27 huyện thuộc sáu tỉnh giáp Tây Nguyên có nhiều mặt tiến bộ; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện... 

 

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, kinh tế - xã hội Tây Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Việc quản lý đất đai, tài nguyên môi trường còn nhiều thiếu sót. Tình trạng dân di cư tự do vẫn diễn biến phức tạp. Nạn chặt phá rừng xảy ra  tại một số tỉnh, trong sáu tháng đã xảy ra hơn 876 vụ chặt phá, lấn chiếm đất rừng, làm thiệt hại 660 ha rừng, tăng 35% so với cùng kỳ. Tiến độ triển khai và giải ngân vốn các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, nhiều công trình thuộc Chương trình 135 chất lượng thấp, xuống cấp nhanh. Việc cho vay vốn sản xuất đối với các hộ dân một số tỉnh triển khai chưa đồng bộ, định mức vay hạn chế nên không đáp ứng yêu cầu. Tình trạng học sinh bỏ học tiếp tục xảy ra với số lượng hơn 9.000 học sinh các cấp, là vùng có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất nước. Việc thực hiện một số quyết định của Thủ tướng Chính phủ tuy có kết quả tích cực, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn, nên triển khai chậm, đó là các chương trình, dự án: Chương trình trồng mới 100 nghìn ha cao-su; dự án cấp điện cho các buôn làng dân tộc thiểu số chưa có điện; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; công tác giao rừng, khoán bảo vệ rừng...

 

Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đại diện các bộ, ban, ngành, các tỉnh trong vùng và lân cận đã cung cấp thông tin và thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Qua đó, Ban Chỉ đạo đã đề ra nhiều nhóm giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2009 với mục tiêu: Giữ vững an ninh biên giới  và nội địa, ở địa bàn Tây Nguyên. Giữ vững tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2009 ở các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của sáu tỉnh giáp Tây Nguyên.

(Theo Nhân dân)

  • Kinh tế Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để phục hồi
  • Sản xuất công nghiệp tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2009
  • Kích cầu cần cả hai phía
  • Kinh tế 6 tháng: Phía sau con số tăng trưởng GDP
  • Kinh tế năm 2009: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Hiệu quả gói kích cầu còn khiêm tốn
  • Nhiều doanh nghiệp Nhà nước “sống” bằng vốn vay
  • Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi