Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thu phí cầu đường Bài toán nan giải

TP Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều dự án giao thông được đầu tư theo phương thức BOT. Hiệu quả các công trình này thì đã rõ khi nhiều con đường, cây cầu được xây dựng từ nguồn vốn huy động đã hoàn thành. Thế nhưng việc quy hoạch các trạm thu phí lộ rõ nhiều bất cập cần khắc phục.
 

Một trạm thu phí giao thông vào TP Hồ Chí Minh.
 
Việc có quá nhiều trạm thu phí "bao vây" trên các tuyến đường vào TP đang khiến giới vận tải phải gánh ngày càng nhiều các khoản chi phí vận chuyển. Hiện tại mọi ngả đường vào TP Hồ Chí Minh đều có trạm thu phí: hướng từ ĐBSCL vào thì có trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh (quận 7), trạm Kinh Dương Vương và trạm thu phí An Sương - An Lạc. Hướng từ miền Đông tới có trạm thu phí Xa lộ Hà Nội, trạm cầu Bình Triệu; trạm cầu Phú Mỹ và sắp tới là thu phí đại lộ Đông Tây.

Nguyễn Văn Phương, tài xế xe đầu kéo cho biết, một chiếc xe đi qua khu vực TP Hồ Chí Minh quãng đường chỉ 30km có thể bị thu phí đến 4 trạm với khoản tiền 240.000đồng. Đầu tiên là trạm thu phí xa lộ Hà Nội tại ngã ba Cát Lái, tiếp đến là trạm cầu Phú Mỹ, rồi đến trạm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, nếu ra đường cao tốc thì thêm một lần thu phí nữa. Theo anh Phương việc có quá nhiều trạm thu phí khiến chi phí tăng thêm, dĩ nhiên số tiền tăng thêm này sẽ được khấu hao vào trong giá cước vận tải và người dân sẽ phải gánh chịu. Ông Nguyễn Công Thành, chủ doanh nghiệp vận tải Công Thành than thở, các doanh nghiệp vận tải đang chịu áp lực rất lớn từ các khoản chi phí, nào là phí cầu đường, phí bảo trì đường bộ... trong khi các hợp đồng vận chuyển đã ký với chủ hàng, việc điều chỉnh tăng giá là rất khó.

Một vấn đề đặt ra đối với các cơ quan chức năng là việc quy hoạch trạm thu phí như thế nào cho hợp lý, tránh chồng chéo, trùng lắp gây thiệt hại cho doanh nghiệp vận tải. Vụ việc gây tranh cãi tại trạm thu phí BOT xa lộ Hà Nội của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (CII) đã tổn hao nhiều giấy mực. Hiệp hội vận tải đề nghị tháo dỡ vì trạm thu phí bất hợp pháp và sai đối tượng. Doanh nghiệp vận tải cho rằng họ đã bị thu phí oan từ nhiều năm nay. Tình hình đỡ căng thẳng hơn khi CII chấp nhận lắp đặt camera và phân luồng cho những xe tải ra vào cảng Cát Lái được hoàn phí.

Trước đó, năm 2004, việc chủ đầu tư dự án BOT đường Huỳnh Tấn Phát là Công ty Phát triển đô thị và khu công nghiệp (IDICO) lắp đặt các trạm thu phí "phong tỏa" cảng đã gây phản ứng mạnh mẽ từ tài xế tới các doanh nghiệp cảng biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng trên địa bàn quận 4 và 7. Sau đó chính quyền TP phải trích ngân sách để mua lại dự án này.

Những rắc rối liên quan đến phương thức đầu tư BOT là (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đang làm tăng sự e dè các nhà đầu tư. Điều đó cũng lý giải vì sao chủ đầu tư dự án cầu Sài Gòn 2 (lẽ ra đã khởi công đầu năm 2010) là Công ty BOT cầu Phú Mỹ xin chuyển đổi phương thức từ BOT sang BT (xây dựng - chuyển giao) vì họ e ngại rằng "không thu sẽ không đủ chi".

Nguồn ngân sách cho đầu tư hạ tầng quá eo hẹp, khoảng 8.500 tỷ đồng/năm, trong khi nhu cầu vốn là quá lớn. Theo Sở GT-VT, TP cần khoảng 300 ngàn tỷ đồng (tương đương 15 tỷ USD) để hoàn thiện hạ tầng. Riêng từ đây đến năm 2020, mỗi năm cần khoảng 38.000 tỷ đồng cho việc xây dựng hạ tầng giao thông đô thị. Cụ thể: đường Vành đai số 2 1.600 tỷ; Vành đai số 3 giai đoạn 1 và 2 là hơn 22.500 tỷ; đường trên cao số 1 là 720 triệu USD, đường trên cao số 2 là 500 triệu USD... Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GT-VT lo lắng, TP Hồ Chí Minh đang rất cần huy động các phương thức đầu tư hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, tình hình chung là rất khó khăn. Chẳng hạn như dự án đường trên cao số 1, tổng trị giá 850 triệu USD; sau nhiều lần tham khảo, nhà đầu tư nước ngoài đã rút lui vì không thể thu hồi vốn.

Tại hội nghị kêu gọi đầu tư hạ tầng vào TP tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, để huy động tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông, TP sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia. Đồng thời, tùy vào từng tình huống và thời điểm cụ thể, chính quyền sẽ cùng với doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên.

(Theo Nguyên Hoàng // Hanoimoi Online)

  • Doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về độ lạc quan
  • Sửa Luật Khoáng sản: Đấu giá để “phá” xin - cho
  • Ở Việt Nam tồn tại thị trường giáo dục
  • Bao giờ giảm giá xăng dầu?
  • VN mất cân đối cung cầu thịt gia súc
  • Doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế phòng vệ thương mại
  • Ðẩy nhanh tiến độ sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN
  • Bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu: Không thể lơ là
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi