Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng cục Thống kê nói về hiệu quả đầu tư công

picture
Tổng số vốn giải ngân của khu vực nhà nước 6 tháng 2011 ước đạt 141,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê, tổng số vốn giải ngân của khu vực nhà nước 6 tháng 2011 ước đạt 141,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cục Thống kê khẳng định, đầu tư công đã giảm hơn và hiệu quả có xu hướng tăng lên.

Vụ trưởng Vụ thống kê Xây dựng và vốn đầu tư Hồ Thanh cho biết, trong các nguồn vốn thuộc đầu tư công gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư, vốn doanh nghiệp nhà nước và ODA, trong 6 tháng đầu năm, phần trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư và đầu tư doanh nghiệp nhà nước đã giảm hơn.

Còn Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia Hà Quang Tuyến dẫn số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn đầu tư các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cắt giảm trong năm 2011 là 80,55 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011.

Việc cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm giảm 7,9%, trong đó giảm lớn nhất là khu vực Nhà nước (đầu tư công) với mức giảm 20,8%, ông cho biết.

Ngoài ra, việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng được hạch toán với tổng số tiết kiệm là 3,8 nghìn tỷ đồng.

Với số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 73,7 nghìn tỷ đồng và tăng 8,6% so với cùng kỳ, bà Hồ Thanh lưu ý rằng so với kế hoạch đặt ra, 6 tháng đầu năm mới đạt 38,8% so với kế hoạch là thấp hơn nhiều năm trước.

“Tức là về mặt nguyên tắc, kể cả các dự án, công trình từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ cho đến các tập đoàn, tổng công ty thực hiện rất là nghiêm túc”, Vụ trưởng Thanh khẳng định.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức nói thêm, mọi năm vốn từ nhà nước tăng rất nhanh. Năm nay, nếu loại trừ yếu tố giá, khối lượng đầu tư thực chất là giảm. “Thực hiện so kế hoạch là thấp, phải nói rõ điều này”, ông Thức nhấn mạnh.

Đáng lưu ý hơn, những ước tính ban đầu về hiệu quả đầu tư sau loạt chính sách cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ nhiều dự án cũng cho thấy dấu hiệu tốt hơn.

Vụ trưởng Tuyến lưu ý rằng, để xác định hiệu quả đầu tư thì cần số liệu của 1 giai đoạn dài, do đầu tư luôn có yếu tố độ trễ về thời gian. Tuy nhiên, trong điều kiện số liệu 6 tháng chưa đầy đủ, có thể ước lượng hiệu quả đầu tư thông qua tỷ lệ đầu tư so với GDP và tốc độ tăng trưởng GDP.

Theo vị này, tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2010 khoảng 45,6%, GDP tăng 6,18% nghĩa là để tăng 1 đồng GDP cần đầu tư 7,38 đồng. Còn 6 tháng năm 2011, tỷ lệ đầu tư so với GDP khoảng 38,3%, GDP tăng 5,57% nghĩa là chỉ cần đầu tư 6,9 đồng để tạo ra 1 đồng GDP. “Như vậy có thể thấy hiệu quả đầu tư đã được cải thiện”, ông Tuyến nói.

Dẫn một kết quả tính toán khác, ông Tuyến cũng lưu ý rằng đầu tư của khu vực nhà nước và FDI hiện nay là kém hiệu quả nhất, thể hiện qua hệ số ICOR của khu vực nhà nước là 10, khu vực FDI trên 9.

6 tháng đầu năm 2011 đầu tư của 2 khu vực này đều giảm, chỉ khu vực ngoài nhà nước hiệu quả nhất là tăng. Do vậy, cũng có thể nhận thấy hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế tăng lên, ông Tuyến lưu ý thêm.

Tuy nhiên, nếu nhìn GDP dưới phương pháp sử dụng cuối cùng, khi tích lũy được hình thành từ nguồn vốn đầu tư thì việc cắt giảm đầu tư có nghĩa là giảm tích lũy và giảm tăng trưởng, ông Tuyến lý giải thêm về nguyên nhân giảm tăng trưởng 6 tháng năm 2011.

Trong khi đó, một con số đáng quan tâm khác là bội chi ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2011 ước vào khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Nếu so với GDP theo giá thực tế đạt gần 1070 nghìn tỷ đồng, con số trên chiếm khoảng 2,8%.

Bình luận về con số này, Vụ trưởng Tuyến cho rằng đây là mức thấp so với cùng kỳ các năm trước. “Cùng với việc thực hiện các chính sách thắt chặt tài khóa tại Nghị quyết 11 thì triển vọng giữ bội chi ngân sách dưới 5% GDP là hoàn toàn có thể đạt được”, ông Tuyến kỳ vọng.

(Theo Vneconomy)

  • Kinh tế 6 tháng cuối năm: Lạc quan và lo ngại
  • Cắt giảm đầu tư công: Nhiều nơi vừa làm vừa... đợi
  • Cải cách hành chính: Cần thêm những bước đột phá
  • Nghịch lý kinh tế và giao thông Việt Nam
  • Chính phủ: Từng bước giảm dần lãi suất
  • Cắt giảm đầu tư công: Con số và …thực tế
  • 'VN là điểm nóng tăng trưởng của thế giới'
  • Kinh tế 2011 và sự nhức nhối của lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi