Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cắt giảm đầu tư công: Nhiều nơi vừa làm vừa... đợi

picture
Cắt giảm đầu tư công không phải nơi nào cũng thuận buồm xuôi gió.

Dù Chính phủ rất quyết tâm trong việc cắt giảm đầu tư công, song không ít bộ, ngành và địa phương lại không thật sự “mặn mà” với chủ trương này với nhiều lý do để trì hoãn thực hiện.

Vừa làm vừa… đợi


Báo cáo mới nhất của Bộ kế hoạch và Đầu tư về tình hình cắt giảm đầu tư công ghi nhận sự vào cuộc khá quyết liệt trong việc cắt giảm đầu tư công trên cả nước; tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng bộ ngành và địa phương chần chừ trong việc cắt giảm đối với các dự án đã có đủ thủ tục đầu tư, đã đấu thầu, ký kết hợp đồng và có dự án đã khởi công trước ngày ban hành nghị quyết 11/NQ-CP.

Hơn thế, một số địa phương vẫn đang chờ đợi Chính phủ điều chỉnh tiêu chí đình hoãn, giãn tiến độ các dự án theo nghị quyết 11/NQ-CP.

Báo cáo cũng ghi nhận việc một số bộ ngành, địa phương chưa cắt giảm, điều chuyển, giãn tiến độ, đình hoãn triệt để các dự án khởi công mới bằng ngân sách nhà nước. Số vốn điều chuyển, cắt giảm là khá thấp so với số dự án khởi công mới không thuộc đối tượng triển khai trong năm 2011.

Tính đến giữa tháng 6/2011, đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cả nước đã cắt giảm, điều chỉnh 5.556 tỷ đồng vốn thuộc 2.048 dự án. Nếu tính riêng tại các địa phương, mới chỉ có 4.440 tỷ đồng tại 1.768 dự án được cắt giảm, điều chuyển và đình hoãn.

Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các bộ đã cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ của 91 dự án với tổng số vốn 2.478,5 tỷ đồng để tăng vốn cho 88 dự án khác. Tại các địa phương, đã có 35 dự án được cắt giảm, điều chuyển với số vốn 299,1 tỷ đồng.

Riêng tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đã đình hoãn, giãn tiến độ của 907 dự án với tổng số vốn hơn 39,2 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý là một số đơn vị có mức cắt giảm rất lớn như Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cắt giảm 50,6%, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cắt giảm 38,4%. Một số đơn vị khác tuy tỷ lệ cắt giảm không lớn song nếu xét về khối lượng thì rất đáng kể như Tập đoàn Điện lực cắt giảm 12.159 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cắt giảm 7.251 tỷ đồng…

Tính chung trên cả nước, đã có 80.550 tỷ đồng vốn được cắt giảm, điều chuyển trong năm 2011, bằng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Nhiều vấn đề phát sinh

Những vấn đề phát sinh trong quá trình cắt giảm đầu tư công đã được các thành viên của Ủy ban kinh tế Quốc hội đưa ra mổ xẻ tại một cuộc họp cuối tuần qua.

Theo ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban, khi làm việc với các tỉnh thì thấy nhận thức về chủ trương cắt giảm đầu tư công chưa thống nhất.

Chủ trương của Chính phủ là không phải cắt vốn đã bố trí năm 2011, chỉ xem xét, rà soát để điều chỉnh vốn, chứ không phải giảm vốn, công trình nào nếu thấy không cần thiết thì dừng lại, không khởi công công trình mới. Nhưng có vướng mắc là Nghị quyết 11 ban hành trong tháng 2, trong khi có địa phương triển khai xây dựng cơ bản từ trước đó.

Từ góc nhìn của các địa phương, cắt giảm đầu tư cũng đang đưa lại những vấn đề mới. Theo phản ánh của một số vị ủy viên Ủy ban Kinh tế đang làm việc tại các địa phương, việc thực hiện Nghị quyết 11 hiện gặp khó khăn do hướng dẫn của các bộ ngành không rõ ràng và phối hợp chưa nhịp nhàng.

Một vị đại biểu của An Giang nêu ví dụ, Bộ Tài chính hướng dẫn không đầu tư trang thiết bị, nên với dự án đang thực hiện kho bạc không cấp tiền. “Không hướng dẫn rõ ràng nên công trình có hiệu quả, đòi hỏi cấp bách cũng không thể tiến hành nhanh. Các bộ ngành nên sắp xếp hướng dẫn để thống nhất cách thực hiện, giúp đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đúng chủ trương”, vị này nói.

Ông Hà Văn Hiền cho biết trong quá trình thực hiện Nghị quyết 11, các địa phương đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi các địa phương kiến nghị lên các bộ ngành thì lại không được trả lời sớm khiến các công trình cần làm ngay vẫn phải chờ.

(Theo Vneconomy)

  • Cải cách hành chính: Cần thêm những bước đột phá
  • Nghịch lý kinh tế và giao thông Việt Nam
  • Chính phủ: Từng bước giảm dần lãi suất
  • Cắt giảm đầu tư công: Con số và …thực tế
  • 'VN là điểm nóng tăng trưởng của thế giới'
  • Kinh tế 2011 và sự nhức nhối của lạm phát
  • Thí điểm kiểm kê doanh nghiệp nhà nước: Một bước minh bạch hóa
  • Tổng quan kinh tế 6 tháng: “Sáng” trong khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi