Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ: Từng bước giảm dần lãi suất

picture
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp báo.

Thủ tướng kết luận, việc thực hiện Kết luận 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đã đạt kết quả tích cực trên một số mặt, Bộ trưởng -Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/7.

Theo Bộ trưởng, nhiều ngành, địa phương vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, GDP cả nước 6 tháng đầu năm tăng 5,57% so với cùng kỳ, an sinh xã hội được đảm bảo là nỗ lực lớn của cả nước.

Thị trường vàng, ngoại tệ đã ổn định trong thời gian vừa qua, là “thành tích lớn” mà lâu nay chính sách ngoại hối mới đạt được, ông Phúc nhấn mạnh. Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ tăng thêm được gần 3 tỷ USD; thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, hệ thống tín dụng an toàn; kim ngạch xuất khẩu tăng, nhập siêu chỉ trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ; thu ngân sách tăng hơn cùng kỳ, chi tiêu tiết kiệm hơn, cắt giảm được gần 3,9 nghìn tỷ đồng…

Liên quan đến công tác điều hành 6 tháng cuối năm, kết luận của Thủ tướng tại phiên họp có một số điểm mới. Với chính sách tiền tệ, ngoài định hướng thận trọng, linh hoạt, kết luận của Thủ tướng có bổ sung thêm nội dung hiệu quả. Tuy nhiên, các chỉ tiêu chính vẫn giữ nguyên ở mức tăng trưởng tín dụng dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16% với tinh thần là tín dụng hướng vào hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính phủ cũng cho rằng cần tiếp tục các giải pháp kiểm soát thị trường vàng, ngoại hối tốt hơn; thị trường lãi suất minh bạch hơn, từng bước giảm lãi suất tín dụng phù hợp diễn biến lạm phát.

Đối với chính sách tài khóa, Thủ tướng kết luận, tiếp tục chính sách tài khóa thắt chặt; cắt giảm đầu tư công, tăng hiệu quả đầu tư nhà nước…

Ngoài ra, thời gian từ nay đến cuối năm, Thủ tướng chỉ đạo cần tiếp tục đảm bảo cung cầu hàng hóa trong mọi thời điểm, không để khan hiếm hàng hóa; kiểm soát thị trường không để đầu cơ...

Thông tin tại cuộc họp chiều này, Bộ trưởng Phúc cho biết, Chính phủ sẽ trình Quốc hội về phương án giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp, ước tính tổng cộng lên tới 20 nghìn tỷ đồng.

Trước những khó khăn trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây, Thủ tướng cho rằng cần có giải pháp tháo gỡ cho thị trường này để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển đồng bộ với các thị trường khác.

Thủ tướng nhấn mạnh, công tác điều hành thời gian tới cần có kế hoạch đồng bộ hơn, trong đó cần tập trung các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, áp dụng khoa học công nghệ cao, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh...

(Theo Vneconomy)

  • Cắt giảm đầu tư công: Con số và …thực tế
  • 'VN là điểm nóng tăng trưởng của thế giới'
  • Kinh tế 2011 và sự nhức nhối của lạm phát
  • Thí điểm kiểm kê doanh nghiệp nhà nước: Một bước minh bạch hóa
  • Tổng quan kinh tế 6 tháng: “Sáng” trong khó khăn
  • Việt Nam: Bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn rình rập
  • Điều chỉnh chỉ tiêu GDP, CPI: Có cần thiết?
  • Bao giờ giảm giá xăng dầu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi