Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam sắp vượt Philippines về mức sống

Xét trên sáu tiêu chí để định giá mức sống được các chuyên gia ADB áp dụng, Việt Nam sắp vượt qua Philippines, Indonesia, Ấn Độ và đang theo sát Thái Lan.
 

Hệ thống chăm sóc sức khỏe giúp Việt Nam cải thiện mức sống  Ảnh: TTXVN

Theo nghiên cứu được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tháng 5/2009, mức sống của người Việt Nam trong giai đoạn 2000
- 2007 có bước tiến ấn tượng so với các nước vốn là đối thủ cạnh tranh trong khu vực, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; lĩnh vực giáo dục, y tế được cải thiện.

Không xếp thứ hạng mức sống hiện nay của các nền kinh tế, nhưng ADB dự báo, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước công nghiệp hoá ngắn hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Về tiêu chí thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP) năm 2005, Philippines, Indonesia được cho là tụt hậu quá xa vì cần tới 175 năm và 110 năm để đuổi kịp các nước công nghiệp hoá. Trong khi đó, Việt Nam chỉ mất 61 năm, Thái Lan cần 59 năm và Ấn Độ cần 62 năm.

Con số trên có thể khiến không ít người ngạc nhiên vì PPP năm 2005 của Việt Nam ở mức 1.979 USD, thấp hơn nhiều so với Philippines (2.852 USD); Indonesia (3064 USD); Thái Lan (6.623 USD) và Ấn Độ (2.070 USD).

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt 6,3 phần trăm, cao hơn các quốc gia trên: (Philippines chỉ đạt 2,9 phần trăm; Indonesia - 3,7; Thái Lan - 4,3 và Ấn Độ - 6,1 phần trăm).

Theo các tính toán đơn thuần về kỹ thuật, dựa trên mức tăng trưởng kinh tế kể trên, khoảng cách giữa PPP của Việt Nam so với các nước công nghiệp hoá hoặc mức trung bình của thế giới sẽ được thu hẹp nhanh hơn.

Xét trên các tiêu chí khác để định giá mức sống, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước công nghiệp hoá cũng ngắn hơn.

Về tuổi thọ trung bình, ADB cho rằng, Việt Nam mất 47 năm để đuổi kịp các nước công nghiệp hoá; trong khi Philippines mất 151 năm; Indonesia mất 121 năm; Thái Lan mất 84 năm và Ấn Độ cũng cần tới 68 năm.

Sáu tiêu chí định giá mức sống: Thu nhập bình quân đầu người theo cách tính tỷ giá sức mua tương đương (PPP) năm 2005; Tuổi thọ bình quân; Tỷ lệ người lớn biết chữ; Tỷ lệ trẻ em vào tiểu học; Tỷ lệ sống sót của trẻ em dưới năm tuổi; Tỷ lệ nhân viên y tế trên số lượng trẻ được sinh.

Về tiêu chí tỷ lệ trẻ em đi học và tỷ lệ nhân viên y tế trên số lượng trẻ được sinh, Việt Nam chỉ mất 46 năm và 55 năm để theo kịp các nước phát triển.

Theo ADB, điểm sáng nhất của Việt Nam trong bộ tiêu chí định giá mức sống là tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi sống sót. Trong tiêu chí này, các chuyên gia ADB cho rằng, Việt Nam đạt tỷ lệ cao hơn mức trung bình của thế giới tới 13 phần trăm.

Theo đó, trong khi thế giới cần 62 năm để đuổi kịp các nước công nghiệp hoá về tỷ lệ này,Việt Nam chỉ mất 34 năm. Ngoại trừ thu nhập bình quân đầu người, trên các tiêu chí khác, Việt Nam đều cần ít thời gian hơn để đuổi kịp các nước công nghiệp hoá nếu so với mức trung bình của thế giới.  

Không chỉ tăng trưởng kinh tế

Khẳng định mối liên hệ chặt chẽ và tầm quan trọng của cả sáu tiêu chí, ADB cũng cho rằng: "Thu nhập bình quân đầu người là yếu tố quyết định mức sống của một quốc gia, nước giàu hơn thường có mức sống cao hơn".

Tuy nhiên, theo ADB, nếu xem tăng trưởng kinh tế là kênh duy nhất để cải thiện mức sống, sẽ phải trải qua chặng đường dài hơn và thiếu tính thực tế.

Điều này giải thích lý do mà những nước có thu nhập thấp như Việt Nam nhưng mức sống lại được nâng cao nhờ hệ thống y tế và giáo dục tốt.

Các chuyên gia ADB cũng khuyến nghị, nếu tăng trưởng kinh tế cao mà vẫn chưa cải thiện đáng kể được mức sống, Chính phủ cần tăng các khoản chi tiêu vào lĩnh vực y tế, giáo dục. 

(Theo Trí Đường // Tienphong Online)

  • TP. HCM: Nâng cao sức mạnh cho DN
  • Kiểm soát và mở cửa thời có “bão”
  • Quý 2, kinh tế lấy đà tăng trưởng
  • Hơn 50% Doanh nghiệp Nhỏ và vừa gặp khó khăn
  • Vận động hành lang ở Mỹ và một số kinh nghiệm với Việt Nam
  • Tháng 4: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhẹ
  • Gói kích cầu đã đạt hiệu quả đáng kể
  • Cần "tiếp sức" cho các nhà khoa học Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi