Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn FDI: giải ngân tăng, thu hút giảm

Sản xuất của một doanh nghiệp nước ngoài tại khu công nghệ cao TPHCM - Ảnh: Lê Hoàng

Vốn giải ngân của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng qua có dấu hiệu hồi phục trở lại sau mấy tháng liên tiếp bị giảm, Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, ước tính vốn giải ngân của doanh nghiệp FDI trong tháng 8 đạt khoảng 1 tỉ đô la Mỹ, bằng tháng 7. Như vậy,  lượng vốn giải ngân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng qua đang có xu hướng ổn định ở mức 1 tỉ đô la Mỹ/tháng, cao hơn mức 900 triệu đô la Mỹ trong tháng 5 và 780 triệu đô la Mỹ trong tháng 6. Mặc dù vậy, kết quả giải ngân này vẫn chưa bằng mức cao nhất trong năm là tháng 3 với 1,4 tỉ đô la Mỹ.

Tổng vốn giải ngân 8 tháng đầu năm nay là 7,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010. Theo các chuyên gia, trong khi nền kinh tế thế giới đầy biến động như hiện nay, việc các nhà đầu tư nước ngoài vẫn triển khai thực hiện vốn đầu tư tại Việt Nam như trên là tín hiệu tốt cho môi trường đầu tư của đất nước.

Tuy nhiên, tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư lại không cao. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 8 tháng qua chỉ có 582 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt trên 7,9 tỉ đô la Mỹ, giảm đến 34% về số dự án và 30% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong thời gian này, đã có 168 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm trên 1,6 tỉ đô la Mỹ, giảm 47% về số dự án nhưng tăng khoảng 1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cả cấp mới và tăng thêm trong 8 tháng năm 2011 là 9,5 tỉ đô la Mỹ.

Lĩnh vực chế tạo dẫn đầu trong thu hút vốn FDI trong 8 tháng qua đạt khoảng 4,6 tỉ đô la Mỹ, cả vốn đăng ký mới và tăng vốn, chiếm tới trên 48% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm. Tiếp theo vẫn là hai lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, gas, nước và xây dựng với vốn đăng ký tương ứng trên 2,5 tỉ đô la Mỹ và khoảng 671 triệu đô la Mỹ.

Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm gần 2,9 tỉ đô la Mỹ, chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,45 tỉ đô la Mỹ, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 851 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư...

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • TS. Trần Đình Thiên: Áp lực tái cấu trúc nền kinh tế đang rất lớn
  • Lạm phát kỳ vọng có thể gây sức ép tăng giá
  • Tập đoàn, tổng công ty: Nơi gặp khó, chỗ “ngon xơi”
  • Tập đoàn Nhà nước: Nơi gặp khó, chỗ “ngon xơi”
  • Sản xuất 8 tháng “tốt” đến mức nào?
  • 4 tháng cuối năm: Ổn định cung-cầu, tránh sốt giá
  • Ngõ nhỏ, phố nhỏ và lộ trình cấm môtô, xe máy
  • Chính phủ đặt mục tiêu kinh tế “vừa phải” cho năm 2012
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi