Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

An toàn vệ sinh thực phẩm: Ẩn chứa nhiều nguy cơ

“Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2012 sẽ diễn ra từ ngày 10/01 - 10/02/2012 với chủ đề: “Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết dân tộc và các Lễ hội”. DĐDN có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục ATVSTP xung quanh vấn đề này.

Ông Khẩn thừa nhận, mặc dù đã có nhiều thay đổi từ nhận thức cho tới hành vi của người dân trong thực hiện chất lượng ATVSTP, nhưngđảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn.

- Sự bất ổn đó phổ biến nhất trong những thực phẩm nào, thưa ông?

Tình trạng vi phạm khi cố tình sử dụng phụ gia thực phẩm còn diễn ra khá phổ biến. Tại miền Bắc đã phát hiện nhiều mẫu thực phẩm có chứa Rhodamine B với hàm lượng từ 20,2 đến 110,2 mg/kg. Nhiều mẫu thực phẩm sử dụng Nitrit (trong xúc xích, giăm bông), phẩm màu có chứa kiềm (trong nước giải khát, mỳ ăn liền). Đặc biệt là có 15,6% mẫu bún, bánh phở, bánh giò, bánh su sê có sử dụng hàn the (chất không có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng).

Tại các tỉnh phía Nam, 298/437 mẫu sản phẩm là mì sợi tươi, thực phẩm chay dương tính với formol. 86/115 mẫu có dương tính với chất tẩy trắng với các mẫu hoa chuối, bẹ chuối, măng chua. Có 28/52 mẫu sử dụng phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, tập trung vào các mẫu tôm khô, hạt dưa, mứt...

Bên cạnh đó, còn rất nhiều mẫu thực phẩm được phát hiện ở Tây Nguyên, miền Trung như: đồ khô, mứt, dưa muối các loại, cá viên khô, bánh bao, phô mai, sữa tiệt trùng, thực phẩm chay, tương bột, mỳ ăn liền... đã sử dụng chất phụ gia, hoặc nhiều chất phụ gia cùng lúc với mức sử dụng quá giới hạn cho phép từ 20 - 40% đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng.

- Có phải vì sự bất ổn này mà “Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP” 2012 thay vì diễn ra từ 15/4 – 15/5 như những năm trước, lại được phát động triển khai ngay từ đầu năm, thưa ông?

Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đặc biệt là vấn đề bảo đảm ATVSTP ở các bếp ăn tập thể, các sự kiện tập trung ăn uống đông người, các ngày lễ lớn. Đặc biệt, Tết dân tộc và các dịp Lễ hội là thời điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm bùng phát và gia tăng. Dịch vụ ăn, uống phục vụ nhu cầu của thực khách tại các khu lễ hội thường là hoạt động kinh doanh thời vụ, có nơi phát triển tự phát, do đó, khó tránh khỏi các vấn đề không bảo đảm chất lượng ATVSTP. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm dịp này cũng tăng từ 30 – 50%, thậm chí 100% so với ngày thường. Chính nhu cầu đột biến này ẩn chứa nguy cơ mất ATVSTP cao, trong khi thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ lại dễ len lỏi vào...

Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng ATVSTP, “Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP” là điểm nhấn trong năm, tạo lên đợt cao điểm, phát động một “chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng ATVSTP” và chiến dịch thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATVSTP trên phạm vi cả nước, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Vậy chiến dịch thanh tra, kiểm tra có bị muộn không khi các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập lậu thực phẩm phục vụ tết Nguyên Đán thực tế đã diễn ra rầm rộ từ cách đây vài ba tháng, thưa ông?

Nắm bắt được điều này, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm đã thành lập 10 đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra tại 21 tỉnh, thành phố trọng điểm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012. Theo đó, từngày 10/12 cho đến 30/1/2012, các đoàn sẽ tập trung thanh kiểm tra những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm, nhãn mác sản phẩm. Trong đó chú trọng các loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết như bánh, mứt, kẹo, giò chả, thịt gia súc, gia cầm... sẽ được tập trung kiểm tra.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trung ương (BCĐ 127/TW) cũng quyết định lập 6 đoàn kiểm tra, đồng thời yêu cầu Ban chỉ đạo 127 các tỉnh thành và các trạm kiểm soát liên hợp khẩn trương mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát đối với 3 mặt hàng là rượu, bia và thuốc lá nhân dịp năm mới 2012 sắp tới.

Việc kiểm tra, kiểm soát 3 mặt hàng này, tập trung vào vận chuyển, kinh doanh, gian lận thương mại và chống sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng.

- Khâu thanh, kiểm tra có yếu tố gì “đột phá” so với những lần trước đó không, thưa ông?

Cơ quan liên ngành sẽ tiến hành thanh, kiểm tra ngẫu nhiễn, không báo trước. Dẫu rằng, điều này là vô cùng khó khăn.

- Thưa ông, được biết, trong nội dung kế hoạch về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vừa trình lên Bộ Y tế, Cục có đề nghị sẽ cấp giấy chứng nhận cho các nhà hàng, khách sạn, thức ăn đường phố bằng giấy chứng nhận màu đỏ, xanh, vàng tùy vào mức độ đạt tiêu chuẩn?

Với phương án này, cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP sẽ được cấp giấy chứng nhận màu đỏ; giấy chứng nhận màu xanh dành cho các cơ sở trung bình và cơ sở bị dán tem màu vàng sẽ buộc phải đóng cửa do không bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, những người trực tiếp chế biến và kinh doanh thực phẩm sẽ phải tham gia các khóa tập huấn kiến thức về ATVSTP. Kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia kinh doanh mặt hàng này.

Tuy nhiên, đây là một phương án mang tính định tính, chưa thể áp dụng ngay.

- Thưa ông, thức ăn đường phố là 1 trong 10 nhóm đối tượng có nguy cơ ngộ độc cao nhất và phức tạp nhất. Tuy nhiên, từ năm 2000, bản cam kết thực hiện “Tiêu chuẩn cơ sở đạt vệ sinh an toàn thức ăn đường phố” ban hành ngày 11/9/2000 của Cục với 10 tiêu chí rất cụ thể, nhưng gần như không hiệu quả? Phải chăng chế tài chúng ta chưa đủ mạnh?

Coi chế tài quan trọng là hết sức sai lầm. Điều quan trọng trong cảnh báo ATVSTP chính là công khai thông tin. Chỉ cần công bố công khai thông tin một DN thì khác... sập tiệm chứ không cần phải dùng hình thức phạt nặng hay nhẹ gì.

Có thế nói, chế tài của chúng ta hiện nay không thiếu, điều quan trong là khâu thực hiện. Chính quyền chưa quyết liệt, người dân còn thờ ơ...

- Xin cảm ơn ông!
 
Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có vi phạm đã bị xử phạt hành chính về ATTP năm 2011 do cục ATVSTP phối hợp với thanh tra Bộ Y tế thực hiện:

1. Cty cổ phần Saman; 2. Cty cổ phần Dược phẩm Hoa Thiên Phú; 3. Cty TNHH thương mại dược phẩm Nam Á; 4. Cty TNHH TM&XNK Đại Đông; 5. Cty TNHH Hoàng Dương; 6. Cty TNHH TM dược phẩm Nam Trân; 7. Cty TNHH Tuệ Linh; 8. Cty TNHH Vitapure Hoa Kỳ; 9. Cty TNHH TM Vạn An; 10. Cty CP G và P Mama Sữa Non; 11. Cty TNHH TM Dược phẩm Nam Á; 12. Cty TNHH SX TM DV Lê Mây; 13. Cty cổ phần Sữa sức sống VN; 14. Cty TNHH chế biến thực phẩm Việt Úc; 15. Cty CP Dược – Trang thiết bị y tế Hòa Bình; 16. Cty TNHH Vitapure Hoa Kỳ; 17. Cty CP Saman; 18.Cty CP Dược &Vật tư Y tế Bình Thuận; 19. Cty TNHH Thương mại Dược phẩm Nam Á; 20. Cty TNHH Tuệ Linh; 21. Cty CP XNK Châu Phong; 22. Cty CP Dược – Công nghệ sinh học Biofocus (253 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội); 23.Cty CP Đầu tư và thương mại Nhất Phát; 24. Cty TNHH TM và XNK Đại Đông; 25.Cty CP Dược – công nghệ sinh học Biofocus (54 Tây Hồ, Quảng An, Hà Nội)

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Xăng "dỏm" vừa phát hiện tại Hà Nội dễ gây cháy xe
  • Cái khác của quan hệ Mỹ - Việt trong mắt ông Vũ Khoan
  • Quan hệ Việt - Trung 2011 qua góc nhìn ông Vũ Khoan
  • Chiếm lại "sân nhà": DN cần trân trọng người dùng
  • Sử dụng vốn ODA: Tập trung tái cơ cấu đầu tư công
  • Thủ tướng: “Vinashin như thế, tôi hết sức đau xót”
  • Kinh tế Việt Nam 2012: “Tôi không quá bi quan”
  • Bộ trưởng Đinh La Thăng: Quy rõ trách nhiệm cá nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi