Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Quy rõ trách nhiệm cá nhân

picture
Ông Đinh La Thăng cho biết đã đi trên tuyến đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương và ghi nhận có những hiện tượng mà dư luận đã phản ánh.

Tới đây, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục kiểm tra toàn diện hàng loạt dự án trọng điểm nhằm làm rõ nguyên nhân hư hỏng.

"Dự kiến từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ kiểm tra 4 dự án giao thông trọng điểm là đường Láng - Hòa Lạc, Tp.HCM - Trung Lương, Cầu Giẽ  - Ninh Bình, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long", Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nói.

Đối với dự án nâng cấp, sửa chữa cầu Thăng Long, tại sao qua 5 lần sửa, vá mặt cầu với tốn kém ngót nghét trên 100 tỷ đồng, mà đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân để “điều trị” dứt điểm, thưa ông?

Trên thực tế, đây là một công trình được thí điểm sử dụng công nghệ mới nên trong quá trình áp dụng còn những điều được và chưa được. Vấn đề ở đây là cần làm rõ nguyên nhân là do công nghệ hay do vật liệu.

Tôi cũng xin nhắc rằng: đây là đề tài khoa học do Viện Khoa học và Công nghệ đề xuất, thí điểm và sử dụng vật liệu ngoại nhập hoàn toàn mới, vì vậy nếu quy trách nhiệm không “có tình có lý” thì sẽ dẫn đến hệ lụy là không ai dám đề xuất ý tưởng, không ai dám sáng tạo nữa. Vì thế, việc quy trách nhiệm thuộc về ai cần phải cân nhắc kỹ.

Tuy nhiên, để dự án nhanh chóng hoàn thiện, tới đây, Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiểm tra toàn bộ dự án trên để xác định đâu là nguyên nhân dẫn đến sự cố hư hỏng mặt cầu. Trong trường hợp bất khả kháng thì phải chấp nhận rót kinh phí mới.  

Đối với dự án đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương mới hoàn thành và  đưa vào sử dụng đã có nhiều điểm sụt lún, lồi lõm gây tai nạn giao thông. Tới đây, Bộ Giao thông Vận tải xử lý vấn đề này như thế nào?

Mới đây, tôi có đi trên tuyến đường này và ghi nhận có những hiện tượng mà dư luận đã phản ánh.

Tôi cũng đã trực tiếp đến kiểm tra và xác  định trách nhiệm của từng đơn vị về những hư hỏng trên tuyến cao tốc này, trong đó trách nhiệm số một thuộc ban quản lý dự án, tiếp đó là tư vấn giám sát và cuối cùng trách nhiệm của đơn vị thi công.

Tuy nhiên, với những sự cố tại cao tốc Tp.HCM - Trung Lương thì quan trọng nhất là tư vấn giám sát và sắp tới sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm của đơn vị này. Đây là “lỗ hổng” trong việc thực hiện dự án, khi ký hợp đồng, kinh phí vẫn rót, nhưng khi xảy ra sự cố thì tư vấn giám sát lại không chịu trách nhiệm, chỉ có nhà thầu chịu trách nhiệm là không được.

Vì thế, tôi yêu cầu tới đây, trong các hợp đồng phải có mục ghi rõ: nếu để xảy ra chất lượng công trình kém thì nhà thầu thi công chịu một nửa, tư vấn giám sát chịu một nửa. Có quy trách nhiệm rõ ràng như vậy thì chất lượng công trình mới thực sự cải thiện.

Với mặt cầu Thanh Trì  hiện nay có xuất hiện nhiều vết lồi lõm, cũng “chưa rõ nguyên nhân”, vậy tới đây Bộ trưởng có tiến hành kiểm tra dự án trên?

Về vấn đề này tôi chưa nhận được thông tin cụ thể. Tuy nhiên, đã có dư luận phản ánh thì Bộ cũng sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể để làm rõ nguyên nhân và xử lý trách nhiệm.

Về quan điểm cá nhân tôi, việc kiểm tra các dự án sẽ đem lại nhiều mặt tích cực, Bộ sẽ làm rõ vi phạm ở các dự án, sẽ quy trách nhiệm của từng người và xử lý đúng tội, không chỉ cấp dưới mà cán bộ cấp trên vi phạm cũng sẽ xử lý thật nghiêm.

Đặc biệt, sẽ xử lý thật nặng, thật nghiêm những vi phạm của các cá nhân và đơn vị thực hiện dự án, là việc làm cần thiết nhằm tạo lòng tin cho nhân dân. Mặt khác, việc làm này cũng giúp cho dự án giải quyết được vấn đề tồn tại, qua đó, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả dự án, tiến tới thực hiện tốt năm của chất lượng các công trình giao thông.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Không nên “cực đoan” với doanh nghiệp Nhà nước
  • Không chỉ là quyền lợi cục bộ của ngân hàng
  • Cà phê cuối tuần: “Anh cả” viễn thông và hướng đầu tư nước ngoài
  • Cà phê cuối tuần: “Con nuôi không thể như con đẻ”
  • "Chỉ thị 1792 tạo cú hích tái cơ cấu đầu tư công"
  • Cà phê cuối tuần: Tắc đường và chuyện vỏ dưa, vỏ dừa…
  • Cà phê cuối tuần: “Vào cuộc thì phải hết mình”
  • Hàng hóa, dịch vụ: Thiết yếu hay thứ yếu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi