Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần phải quản lý giá một số thuốc thiết yếu

Đây là khuyến nghị của bà Nguyễn Thị Hoài Thu - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, khi trao đổi với phóng viên

Bà có nhận định gì về giá thuốc và việc quản lý giá thuốc hiện nay?

- Hiện nay, các loại thuốc bán mỗi nơi mỗi giá, không ai quản lý nổi. Bộ trưởng Bộ Y tế nói là có 22.000 mặt hàng thuốc, quá nhiều nên khó quản lý. Nhưng khó không phải là không quản lý được. Theo tôi, cần phải quản lý một số mặt hàng thuốc thiết yếu, trong đó quản lý chất lượng và giá cả. Việc quản lý giá bắt đầu ngay từ khâu bắt buộc ghi công khai giá.

Công khai giá thuốc đã được quy định trong luật, theo bà vì sao các cửa hàng thuốc không thực hiện?

- Luật Dược, Pháp lệnh quản lý về giá đã có quy định cụ thể về quản lý giá thuốc. Vì vậy cần phải quản lý giá thuốc ngay ở khâu yêu cầu niêm yết công khai. Cụ thể, anh bán giá nào phải ghi giá đó công khai lên bảng giá, dán lên hộp thuốc. Hiện các cửa hàng thuốc không thèm ghi giá thuốc, hoặc nếu có chỉ là chiếu lệ, không đầy đủ, cập nhật. Với giá thuốc tại nhà thuốc bệnh viện (BV) cũng như vậy, phải quản lý được niêm yết giá để tránh tình trạng giá thuốc BV cao hơn thị trường. Nhà thuốc BV là nơi đáng ra phải bán đúng giá, chí ít là bằng với giá của bên ngoài bởi vì đây là nơi do BV quản lý, thậm chí có nơi sử dụng nhân lực của BV mà để xảy ra tình trạng giá thuốc cao hơn thị trường bên ngoài là không được.

Thưa bà, Dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý giá thuốc cho người mà liên Bộ Y tế, Tài chính và Công Thương đang soạn thảo đưa ra vấn đề quản lý giá thuốc theo thặng số. Giải pháp này có hữu hiệu không?

- Mấu chốt của vấn đề quản lý theo thặng số là doanh nghiệp phải kê khai giá CIF, tức giá thuốc nhập khẩu về đến hải quan VN. Nhưng tôi thấy khó quản lý được giá CIF bởi vì, muốn làm được điều đó thì phải triển khai quản lý được đồng bộ. Mình có chắc là các bên đều không có tiêu cực không? Mặt khác, dù có quản lý theo thặng số mà quản lý 22.000 mặt hàng thì không làm nổi. Theo tôi, chỉ nên quản lý giá đối với một số mặt hàng thuốc thiết yếu.

Về sự phối hợp giữa các cơ quan địa phương và lực lượng thanh tra trong vấn đề quản lý giá thuốc thì thế nào, thưa bà?


- Trong bất cứ luật nào cũng quy định, UBND địa phương có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, nhưng có anh nào làm việc đó không? Lực lượng thanh tra dược thì quá mỏng. UBND phải quán triệt tất cả các ngành cùng phối hợp. Ví dụ, công an khu vực nhìn thấy nhà thuốc chưa niêm yết giá thuốc hoặc giá mặt hàng nơi này cao hơn so với nơi khác nhiều phải có trách nhiệm phối hợp xử lý. Và người quản lý đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm, phải nhận trách nhiệm liên đới nếu có trường hợp vi phạm về giá thuốc tại địa phương thì mới hiệu quả.

()

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chính sách về bất động sản còn nhiều khiếm khuyết
  • Bát nháo cái gọi là… bộ tiêu chuẩn!
  • Giải ngân ODA đạt mức kỷ lục
  • Cơ cấu và tỷ lệ giải ngân FDI chuyển dịch tích cực
  • Nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm: DN không chịu nổi lãi suất
  • Năm 2011: Bất động sản sẽ tăng giá
  • 'Hãy báo cho tôi về sai phạm của cán bộ!'
  • Giải quyết mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi