Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyên gia ANZ: Có thể coi trọng tăng trưởng hơn kiềm chế lạm phát

Ông Paul Francis Gruenwald. Ảnh: T.Triều

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều thay đổi về chính sách lãi suất. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Paul Francis Gruenwald, Trưởng bộ phận Kinh tế và Nghiên cứu khu vực châu Á của tập đoàn ANZ, về những vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

TBKTSG Online: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về các chính sách tiền tệ của Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay?

- Ông Paul Francis Gruenwald: Chúng tôi nghĩ chính sách tiền tệ những tháng qua đã bị siết chặt do việc hỗ trợ lãi usất của Chính phủ đã không còn, trong khi lãi suất cho vay đã được giải phóng. Vì thế, mặc dù lãi suất cơ bản vẫn không thay đổi, chúng tôi nhận thấy rằng lãi suất vẫn đang trong xu hướng tăng, đã tác động làm tăng trưởng tín dụng chậm lại và tăng trưởng nền kinh tế cũng chậm lại.

Tuy nhiên, điều này trong ngắn hạn có hai tác động tích cực. Thứ nhất, nó chứng tỏ lạm phát đã đạt đến đỉnh và áp lực lạm phát sẽ giảm trong thời gian tới; và thứ hai, dường như thâm hụt thương mại cũng đã đạt đỉnh và nó gây ra những áp lực lên tỷ giá hối đoái. Nhưng thị trường ngoại hối theo nhận định của chúng tôi, đến thời điểm này đã cân bằng hơn nhiều so với năm ngoái.

Ông đánh giá thế nào về động thái cho phép tự do hóa lãi suất mới đây của Ngân hàng Nhà nước?

- Chúng tôi nghĩ điều đó tốt, bởi vì lãi suất thay vì được đặt ở mức bằng 150% lãi suất cơ bản, nó đang được điều tiết bởi thị trường. Lãi suất hiện nay đã phản ánh được cung cầu thị trường hơn là chỉ đơn giản là một chức năng của lãi suất cơ bản. Như vậy, một khi cả hệ thống điều chỉnh theo khung lãi suất mới, chúng tôi nghĩ nền kinh tế sẽ hồi phục trở lại vào những tháng cuối năm 2010.

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn sắp tới, phải tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với khung lãi suất mới, tức lãi suất huy động sẽ cao hơn và linh hoạt hơn trước đây. Hành vi gửi tiền sẽ được điều chỉnh đầu tiên. Đây là một biện pháp tốt cho nền kinh tế nhưng cũng là một quá trình điều chỉnh và chúng ta phải chờ xem Việt Nam phản ứng như thế nào.

Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay xuống 12-13%/năm, trong khi cơ quan này vẫn phải kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 7%. Ông có nghĩ hai việc này sẽ thực hiện được cùng lúc?

- Nền kinh tế Việt Nam hiện đang tăng trưởng chậm hơn so với trước đây, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm và lãi suất cũng sẽ dần giảm xuống. Vấn đề cần nhìn thấy thời điểm này là điều kiện kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, và chính sách tỷ giá… phải hỗ trợ cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng Việt Nam có thể tăng trưởng 5-6% trong năm nay và mục tiêu kiềm chế lạm phát 7% là có thể đạt được.

Kinh tế Việt Nam trong quý 1 đã tăng trưởng thấp hơn dự đoán và một lần nữa chúng ta cần xem xét phản ứng của các doanh nghiệp với lãi suất mới thế nào. Lãi suất hiện đã được quyết định bởi thị trường, vì thế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không thể can thiệp trực tiếp vào lãi suất cho vay nữa.

Theo ông, thời điểm này Việt Nam có nên tập trung vào mục tiêu kiềm chế lạm phát hơn là mục tiêu tăng trưởng kinh tế?

- Một quý trước tôi sẽ trả lời là có. Tuy nhiên, dựa trên số liệu tăng trưởng kinh tế quý 1 khá thấp cho thấy lạm phát sẽ giảm dần. Chúng tôi có hai cách tính lạm phát. Cách thứ nhất là tính lạm phát kiểu chính thống cho thấy lạm phát vẫn đang tăng và hiện là 9,5%. Cách thứ hai là tính đà tăng của lạm phát, cách này cho thấy lạm phát đã chạm đỉnh và sẽ dần đi xuống, và đối với chúng tôi, đây là chỉ báo hàng đầu cho lạm phát trong tương lai. Chúng tôi thực sự cho rằng lạm phát đang trên đà giảm tại Việt Nam, vì thế mục tiêu kiềm chế nó ở mức 7% trong năm nay là có thể đạt được.

Vì thế, Việt Nam thời điểm này có thể nghiêng về hướng thúc đẩy tăng trưởng hơn là kiềm chế lạm phát vì tăng trưởng cả nước trong quý 1 khá thấp.

Xin cám ơn ông!

(Theo Thủy Triều // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Bài thuộc chuyên đề: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ?

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Nên có chính sách tiền tệ linh hoạt
  • Sẽ tăng tần suất kiểm toán tập đoàn, tổng công ty
  • Xung quanh hàng loạt sự cố trong xây dựng : “Soi” lại vai trò của tư vấn
  • “Không có chuyện đưa iPhone vào diện hạn chế nhập khẩu”
  • Chuyển đổi DNNN: Về đích không đơn giản
  • Giấy phép quy hoạch:Một loại giấy phép con
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: "Tận nhân lực, tri thiên mệnh"
  • Trung tâm hành chính quốc gia dưới góc nhìn phong thủy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi