Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nên có chính sách tiền tệ linh hoạt

Kết thúc quý 1-2010, nước ta nhập siêu 3,5 tỷ USD, chiếm tới 25% kim ngạch xuất khẩu; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,12% so với đầu năm, mức khá cao so với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10% của cả năm… Về những hiện tượng đáng lo này, PGS-TS Trần Hoàng Ngân (ảnh), thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, có một số đề xuất.

- PV: Thưa ông, CPI quý 1-2010 tăng vọt bắt nguồn từ những yếu tố chủ yếu nào?

PGS-TS Trần Hoàng Ngân

Ông TRẦN HOÀNG NGÂN: CPI tăng chủ yếu do kinh tế phục hồi, tổng cầu tăng lên. Điều dễ thấy là giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Tuy nhiên, chỉ số CPI ở Việt Nam tăng lên trong thời gian qua không thuần túy là do cung tiền tăng nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt mà còn do “chi phí đẩy” (giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giá điện nước tăng…).

Hàng loạt nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh đã tăng cao như than đá (bán cho ngành điện), điện, nước, xăng dầu, lãi suất vay vốn cao… Không những vậy, Việt Nam là nước nhập siêu, lại nhập phần lớn nguyên nhiên vật liệu, nên cũng sẽ nhập khẩu lạm phát từ thế giới.

- Việt Nam có nên thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt cán cân thanh toán như khuyến nghị của nhiều tổ chức tài chính quốc tế?

Tất nhiên thắt chặt tiền tệ là giải pháp thường được sử dụng khi muốn kéo giảm lạm phát và ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, việc áp dụng cũng tùy hoàn cảnh cụ thể, tùy mục tiêu của chính sách kinh tế của từng quốc gia.

Như tôi đã nói ở trên, lạm phát tăng lên ở nước ta gần đây không hoàn toàn do cung tiền mà còn do “chi phí đẩy”. Do đó, chúng ta không nên thắt chặt tiền tệ mà nên có chính sách linh hoạt, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, ưu tiên vốn các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Chính sách tiền tệ không nới lỏng mà cũng không thắt chặt, nên linh động để vừa kiểm soát lạm phát vừa đảm bảo kinh tế tăng trưởng phù hợp. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng lãi suất cơ bản chưa cần thiết trong giai đoạn này.

- Trong nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát ở mức một con số và đảm bảo GDP tăng trưởng 6,5% thì chúng ta cần chú trọng những giải pháp nào?

Trước hết chúng ta cần triển khai thực hiện thật tốt 6 giải pháp mà Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết 18 (ngày 6-4-2010). Trong đó, quan trọng nhất làm sao ổn định được giá xăng dầu trong thời gian dài; không tăng giá than và điện; tích cực thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp lệnh về giá trong kinh doanh. Công tác quản lý giá cần được quan tâm nhiều hơn nữa để đẩy lùi được tình trạng lũng đoạn giá tồn tại phổ biến lâu nay.

Quan trọng nữa là cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát nhập siêu, có giải pháp cụ thể hạn chế nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ và chưa cần thiết, hỗ trợ những ngành sản xuất nguyên vật liệu cơ bản và sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có biện pháp để ổn định tỷ giá vì tỷ giá biến động sẽ gây lạm phát.

Thời gian này cung cầu ngoại tệ khá ổn định, doanh nghiệp có xu hướng bán USD vì lãi suất USD thấp trong lúc lãi suất VND cao, giá USD sẽ không giảm sâu. Do vậy, NHNN nên mua USD để tăng dự trữ ngoại hối và chủ động được việc can thiệp bình ổn tỷ giá.

- Lãi suất cho vay hiện nay vẫn còn cao so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo ông lãi suất nên kéo giảm xuống khoảng bao nhiêu mới thích hợp?

Để GDP tăng trưởng được 6,5% và mức lạm phát nằm khoảng 10% là chấp nhận được và xem như chúng ta đã thành công. Trước đây lãi suất ở dạng ẩn, không phản ánh trung thực lãi suất đầu vào lẫn đầu ra. Còn nay nhờ có cơ chế lãi suất thỏa thuận nên các ngân hàng đã hạch toán đầy đủ. Vì vậy, giai đoạn này lãi suất huy động dao động quanh 11% - 12%/năm và lãi suất cho vay ở mức 14% - 15%/năm là hợp lý.

Còn từ nay đến cuối năm NHNN và các ngân hàng thương mại phải quyết tâm đeo đuổi chính sách lãi suất thấp dần, lãi suất đầu vào nên từ 9% - 10%/năm và lãi suất đầu ra nên ở khoảng 12% - 13%/năm. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần chấp nhận mặt bằng lãi suất hiện tại và kiên nhẫn. Cần có thời gian để Chính phủ kiểm soát được lạm phát xuống khoảng 8% - 9%, khi đó mặt bằng lãi suất mới và phù hợp hơn sẽ hình thành.


(Theo Hoàng Liêm thực hiện/SGGP)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Sẽ tăng tần suất kiểm toán tập đoàn, tổng công ty
  • Xung quanh hàng loạt sự cố trong xây dựng : “Soi” lại vai trò của tư vấn
  • “Không có chuyện đưa iPhone vào diện hạn chế nhập khẩu”
  • Chuyển đổi DNNN: Về đích không đơn giản
  • Giấy phép quy hoạch:Một loại giấy phép con
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: "Tận nhân lực, tri thiên mệnh"
  • Trung tâm hành chính quốc gia dưới góc nhìn phong thủy
  • Đồ án Quy hoạch thủ đô Hà Nội: Tăng đất cho công trình công cộng, cây xanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi