Nông dân có máy nông nghiệp để hoạt động đỡ vất vả hơn. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).
Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và cải thiện đời sống nông dân luôn được coi là một chủ trương lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh chủ trương này như một giải pháp để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế.
Đề cập đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Vietnam+ bên hành lang kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII đang diễn ra ở Hà Nội, dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã nhấn mạnh đến việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lấy đó làm nền tảng bền vững để phát triển kinh tế.
- Ông có thể phân tích rõ hơn về nhận định này?
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, đồng thời khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, theo tôi, cần tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, qua đó phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và cải thiện đời sống nông dân là một chủ trương lâu dài, có tính chất bền vững cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước chúng ta. Cho nên phải có lộ trình, chu kỳ cụ thể và mang tính dài hơi để thực hiện.
Cái này không phải một năm, hai năm mà có thể làm được mà phải tính đến khoảng 1, 2 nhiệm kỳ thì chúng ta mới có thể cơ bản giải quyết được.
Chính sách hiện tại cũng như cho những năm sau, theo tôi phải dành một số lượng vốn nhất định để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là cần thiết, thường xuyên và phải làm tiếp tục ngay từ năm 2011 sắp tới thì trong tương lai, chúng ta mới có một nền nông nghiệp, nông thôn phát triển theo chủ trương Nghị quyết Trung ương 7.
Có ba việc, theo tôi cần phải làm ngay. Một là phải tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kể cả chế biến, giao thông, thủy lợi... Hai là phải tập trung vào lĩnh vực chế biến, đặc biệt là chế biến nông sản thực phẩm để tạo nên một giá trị gia tăng cao, tạo nên thu nhập và lợi nhuận cao cho nông dân. Thứ ba, rất quan trọng là phải tạo cho người nông dân có một cái nghề để phục vụ lại cho cải thiện kỹ thuật lao động, rồi trang bị nghề quản lý, nghề kinh doanh để người nông dân có khả năng tiếp thu, tiếp cận với thị trường, công nghệ mới và những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Khi chúng ta đã tạo ra và khai thác được sức mạnh của nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì sẽ tạo ra được nguồn lực, sẽ gắn kết chặt chẽ "bốn nhà" gồm nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn.
Từ sản xuất, chế biến, tạo ra sản phẩm, rồi tạo ra hệ thống lưu thông phân phối thì dứt khoát sẽ tạo ra được công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho nông dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ.
- Năm 2011, Chính phủ dự kiến phát hành khoảng 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư dự án, công trình trong danh mục do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Vậy số tiền này có đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư hay không?
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm: Nếu theo cách thực hiện của chúng ta trong những năm qua thường thường thì số vốn phát hành trái phiếu có khi ta không sử dụng hết hoặc sử dụng nó không hiệu quả, chưa kể đến một số dự án đầu tư còn dàn trải.
Nhưng theo tôi, việc phát hành khoảng 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư dự án, công trình trong danh mục do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định là cần thiết cho tốc độ phát triển và cân đối vốn năm 2011.
Điều quan trọng nhất là phải đầu tư sao cho đúng, cho trúng, sử dụng được nhiều lao động và có hiệu quả cao, tạo nên sức mua, tạo nên thu nhập, tạo nên những lợi ích xã hội tốt. Nếu huy động vào mà chưa tung ra hết, hoặc huy động vào để sử dụng vào những mục đích khác, hoặc để thời gian trôi đi lãng phí, đọng vốn lại thì đương nhiên là không hiệu quả.
- Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 đưa ra trình kỳ họp Quốc hội lần này, theo ông đã sát thực với tình hình thực tế chưa?
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm: Nói chung là quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2010 và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011 cũng đã phản ánh một cách rõ hơn tình hình kinh tế của đất nước chúng ta. Đặc biệt là qua kiểm điểm của ngân sách nhà nước năm 2010, chúng ta đã khắc phục được một bước những tồn tại và đã phản ảnh tương đối sát tình hình.
Theo dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, một số chỉ tiêu như tổng số thu, chi cân đối ngân sách nhà nước đã bắt đầu thể hiện được mục tiêu khởi đầu của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015.
Tôi muốn nói đến vấn đề bội chi ngân sách, năm 2011 dự kiến ở mức khoảng 120.600 tỷ đồng , tương đương 5,3% tổng sản phẩm trong nước. Số lượng tuyệt đối thì có thể tăng lên, nhưng mức độ tỷ lệ theo tổng thu thì có xu hướng giảm xuống, đấy là một điều đáng mừng.
- Theo lộ trình tăng lương từ 1/5/2011, điều chỉnh tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng/người/tháng lên mức 830.000 đồng/người/tháng, nhưng nếu như giá cả các mặt hàng tiêu dùng lại tăng theo như thường thấy thì mức thêm 100.000 đồng/tháng như thế này đã ổn chưa, thưa ông?
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm: Nếu như thực hiện đúng lộ trình tăng lương như hiện nay đối với mức độ lạm phát như hiện nay thì có thể là tốt rồi. Năm nay, chúng ta phấn đầu kiềm chế ở mức từ 7 đến 8%. Nhưng đấy là ta mới tạm tính ở thời điểm hiện nay để đến tháng 5 năm sau chúng ta áp dụng. Còn nếu xét xem nó có hợp lý hay không thì ta còn phải chờ xem đầu năm 2011 mức độ lạm phát nó là bao nhiêu.
Sang năm tôi dự đoán mức độ lạm phát nó cũng chỉ dừng ở mức 7%. Nhưng nếu chúng ta không chỉ đạo tốt mà để nó vọt lên cao nữa thì hợp lý hay không hợp lý nó lại căn cứ vào tình hình thực tế và giải pháp thực hiện của chúng ta.
Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh, cán bộ chủ chốt do Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội công bố chiều 4/7, ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội là người có số phiếu “tín nhiệm cao” ít nhất trong số 18 cán bộ lãnh đạo Hà Nội, với 27 phiếu. Ông Đức cũng là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất với 23 phiếu.
Trong một cuộc trò chuyện với các cán bộ, nhân viên nữ công tác tại Bộ Ngoại giao, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm của bản thân trong phát huy thế mạnh của nhà ngoại giao nữ.
Tại hội thảo chuyên đề về chính sách tiền tệ và lạm phát mục tiêu cuối tuần qua, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), đưa ra một quan điểm trái chiều.
Tại cuộc họp báo của Văn phòng Quốc hội về kỳ họp thứ 5, các câu hỏi chuyển tới Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ yếu tập trung vào nội dung lấy phiếu tín nhiệm mà Quốc hội dự kiến sẽ dành khoảng 3 ngày thực hiện công việc này.
Ngày 16/5, tại buổi họp báo về 2 dự án Tổ hợp bauxit-alumin (nhôm) Lâm Đồng và dự án alumin Nhân Cơ (Đăk Nông), TS Nguyễn Tiến Chỉnh - Trưởng Ban Khoa học công nghệ và Chiến lược phát triển (thuộc Vinacomin) khẳng định, 2 dự án có hiệu quả về kinh tế. Theo tính toán sẽ nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm.
Với lợi thế là nước ở thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đang hưởng nhiều lợi ích từ nguồn nước dòng sông này. Do đó, vấn đề ở sông Mekong là câu chuyện giữa các nước hạ nguồn với thượng nguồn, GS.TS Tetsuya Kusuda, tổng thư ký hiệp hội Thuỷ văn và tài nguyên nước châu Á – Thái Bình Dương (APHW) nhấn mạnh khi trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, nhân hội thảo về quản lý tài nguyên nước tại Hà Nội từ 8 – 12.11.
Bộ Tài chính đề nghị các cấp, các ngành, địa phương tích cực kiểm soát chặt việc đăng ký giá, niêm yết giá, kê khai giá, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý.
"Để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, điều quan trọng là cần tập trung hơn cho chất lượng đầu tư". Đó là quan điểm của ông Simon Andrews - Giám đốc Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan trong cuộc trao đổi với phóng viên về môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Vừa hoàn thành nhiệm vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia kiêm Trưởng ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Anh hùng Lao động Trương Văn Tuyến đã được giao trọng trách làm Tổng Giám đốc Vinashin.
Theo GS.TS TRẦN NGỌC THƠ (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), yếu tố tâm lý có tác động rất lớn đến lạm phát, vì thế vai trò của nhà điều hành là phải thông tin đầy đủ, kịp thời thông điệp của mình đến người dân. Ông Thơ nói:
Người lao động (NLĐ) không may chết ở nước ngoài hay bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bệnh tật... không đủ sức khỏe tiếp tục làm việc, phải về nước trước thời hạn, bản thân họ hay thân nhân được hưởng gì từ Quỹ Hỗ trợ Việc làm Ngoài nước (gọi tắt là Quỹ - PV)?
Việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất có thể bị phản ứng, nhưng vì lợi ích của cả nền kinh tế thì đó là một động thái cần thiết. Đó là quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, chiều 2/12.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.