Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để nông dân vay được vốn ưu đãi, nên giao cho Hội Nông dân

Ông Nguyễn Cẩm Tú. Ảnh: Ngọc Hùng

Để giúp nông dân có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, ngày 17-4-2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 497/QĐ- TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Đến ngày 31-12-2009 Thủ tướng lại ban hành tiếp Quyết định 2213/QĐ-TTg bổ sung và sửa đổi một số điều của Quyết định 497.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tiến độ giải ngân nguồn vốn ưu đãi không đạt như mong muốn, Trao đổi với ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương bên lề Hội thảo tổng kết triển khai Quyết định 497/QĐ-TTg và sơ kết thực hiện Quyết định 2213/ QĐ- TTg để làm rõ hơn vấn đề này.

Quyết định 497 và Quyết định 2213 ra đời là nhằm hỗ trợ nông dân. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm thực hiện đã xuất hiện nhiều bất cập, chẳng hạn trong khi Hà Tỉnh có hơn 120 tỉ đồng được nông dân vay, thì ở Bắc Kạn chỉ đạt 20 triệu đồng. Theo ông, nguyên nhân là ở đâu?

- Ông Nguyễn Cẩm Tú: Vấn đề là do chúng ta còn quá nặng về những thủ tục hành chính. Để có thể vay được vốn cần có quá nhiều loại giấy tờ rườm rà và phức tạp.

Một vấn đề gặp phải nữa trong quá trình thực hiện là mỗi tỉnh có những cách làm và quản lý khác nhau. Có tỉnh giao cho ngân hàng triển khai thực hiện, tỉnh thì do Sở Công Thương hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành nên người dân khó tiếp cận thông tin và nguồn vốn.

Riêng Hà Tỉnh thì giao cho Hội nông dân, để qua đó xác định chính xác những khó khăn và nhu cầu của nông dân nên kết quả được rất cao, vì Hội nông dân là "những người đồng hành" nên nông dân dễ dàng tiếp xúc.

Ngoài ra, Quyết định 497 vẫn chưa được thực hiện tốt vì chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa những tổ chức như Hội nông dân, Ủy ban liên hiệp hợp tác xã, hay Ủy ban dân tộc, miền núi của các tỉnh. Chính vì vậy, Thủ tướng tiếp tục ban hành Quyết định 2213 để bổ sung những thiếu sót trong việc triển khai Quyết định 497.

Liệu Quyết định 2213 có giúp người nông dân tiếp cận tốt hơn nguồn vốn không, thưa ông?

- Bộ Công Thương đã đánh giá những mặt được, mặt chưa được của Quyết định 497 nên Quyết định 2213 đã giảm đi nhiều những thủ tục hành chính rườm rà; qua đó, giúp nông dân tiếp cận được vốn vay dễ dàng hơn.

Cụ thể, trước đây, nông dân muốn được vay tiền phải được chính quyền xã chứng nhận là nông dân, phải viết bản cam kết không được bán lại các máy móc nông nghiệp sau khi mua bằng nguồn vốn ưu đãi... Khi loại bỏ những thủ tục hành chính “quá thận trọng” như thế, số nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi đã tăng đột biến chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo phản ánh của Sở Công Thương các tỉnh phía Nam có rất nhiều hộ nông dân khó tiếp cận nguồn vốn vì thường bị ngân hàng từ chối cho vay. Theo ông, có cách nào để người dân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn vay?

- Thực tế, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản ánh từ các tỉnh về vấn đề này. Phía ngân hàng cho biết, thường người dân chỉ vay vài triệu đến vài chục triệu đồng; thậm chí, có nơi người dân chỉ vay chưa đến 1 triệu đồng nên ngân hàng không mặn mà vì mất nhiều thời gian, trong khi nguồn nhân lực của ngân hàng có hạn lại phải giải quyết nhiều công việc khác.

Như tôi đã nói, đây là một trong những vấn đề mà các tỉnh cần phải giải quyết và rút kinh nghiệm. Tại sao Hà Tỉnh có thể giải ngân hơn 120 tỉ đồng nhưng cùng thời gian đó nhiều tỉnh giải ngân dưới 100 triệu đồng; thậm chí, có tỉnh đến thời điểm này người dân vẫn chưa biết đến Quyết định 497 và 2213.

Quyết định 497 và 2213 ra đời để giúp nông dân tháo gỡ bài toán về vốn, cải thiện điều kiện sản xuất nhưng chúng ta lại giao nhiệm vụ cho những cơ quan không có thế mạnh trong việc hỗ trợ nông dân. Theo tôi, cứ giao cho Hội nông dân như Hà Tỉnh đang làm thì sẽ giải quyết được vấn đề và nông dân sẽ dễ dàng tiếp cập được nguồn vốn.

Xin cảm ơn ông!

 

(Theo Ngọc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chưa kiểm soát được giá bán tiêu
  • Việt Nam gia nhập Công ước Vienna (CISG) : “Bóng” đã về tay DN
  • Kiểm toán : Không thể… nhiều - nhanh - tốt - rẻ !
  • Nên sửa Luật Hợp tác xã
  • Tăng trưởng, lạm phát đều sẽ rất “nóng”
  • Khơi thông vốn vàng
  • Xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Hàn Quốc: Những điều cần lưu ý
  • Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Thay đổi theo hướng nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi