Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều chỉnh giờ làm: “Hà Nội chưa quyết định cụ thể”

“Tôi chỉ có thể nói đây là một giải pháp đang phải tiếp tục cân nhắc” Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nói về đề xuất điều chỉnh giờ làm của Trung ương là 9 giờ và Hà Hội là 8 giờ 30 của Bộ Giao thông Vận tải.

Với giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông đang có dư luận nhiều chiều này, ông Nghị cho rằng, phải nghe thêm nữa, thậm chí phải có những điều tra xã hội học xem việc điều chỉnh như vậy thì thông điệp là gì, phần nào lợi, phần nào lại làm nảy sinh phức tạp mới.

Mà ngay cả khi quyết định điều chỉnh thì điều chỉnh ở khu vực nào, lĩnh vực nào. Nói chung chỉ nói điều chỉnh không thôi chưa chắc đã giải quyết hiệu quả vấn đề được.

Tóm lại với một giải pháp định đưa ra phải ước lượng những vấn đề mới phát sinh là gì. Nếu giải pháp đó sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn thì khó cũng phải thực hiện. Nhưng nếu phần phát sinh không giúp cải thiện được tình hình thì phải thận trọng. Tôi chỉ có thể nói đây là một giải pháp đang phải tiếp tục cân nhắc, ông Nghị nói.

Vậy theo ông có giải pháp nào hay hơn để giảm bớt nạn tắc đường đã rất nghiêm trọng như hiện nay?

Việc điều chỉnh giờ làm, giờ học nếu như có thì nó sẽ góp một phần nhất định chứ không thể giải quyết một cách căn bản tình hình ùn tắc.

Muốn giải quyết căn bản tình hình thì giải pháp phải đồng bộ mà trong đó cái ưu tiên số 1 là phải cải thiện, tăng cường thêm năng lực hạ tầng giao thông. Đó là biện pháp số 1 vì giờ người nhiều mà đường ít thì tất cả giải pháp khác chỉ mang tính chất tình thế, có thể giúp giảm thiểu ở mức độ nào đó thôi.

Tiếp đến là những biện pháp về điều tiết các loại hình cho hợp lý giữa giao thông công cộng và giao thông cá nhân. Giao thông công cộng thì hiện có những phương tiện như xe buýt nhưng cần phải tính cách sao cho những loại phương tiện công cộng sắp tới sẽ có như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm. Cái đó cũng nằm trong yêu cầu tăng cường hạ tầng giao thông.

Thêm nữa, dù đã làm rất nhiều, báo chí đóng góp công sức nhiều nhưng dường như kết quả đạt được dường như chưa tương xứng với mong muốn là cải thiện, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Thực ra mật độ người và phương tiện tham gia giao thông của Hà Nội so với một số thành phố lớn khác trên thế giới chưa phải nhiều bằng thế, ví dụ không nhiều bằng Thái Lan, bằng Singapore, bằng Hồng Kông nhưng chúng ta đi lại rất lộn xộn do ý thức tham gia giao thông không tốt, do chen lấn, vượt đèn đỏ, leo vỉa hè, chạy không đúng tốc độ…

Cái này thì phải tiếp tục tăng cường biện pháp tuyên truyền phổ biến mọi người thực hiện tốt hơn luật giao thông. Mà nếu thực hiện được tốt thì có thể chúng ta đi chậm đều nhưng không tắc nghẽn.

Để hỗ trợ cho việc tăng cường nâng cao ý thức này thì cũng cần có biện pháp, chế tài đủ mạnh để cưỡng chế buộc mỗi người phải chấp hành bằng cách phạt những mức phạt tương xứng với hậu quả những người vi phạm gây ra. Giờ hậu quả xã hội anh gây ra là làm tắc đường, có khi chậm 1 giờ, có khi chậm nhiều giờ mà lại chỉ phạt mấy chục nghìn đồng thì không tương xứng hậu quả. Vì vậy chúng ta cần có một mức phạt đủ nghiêm.

Tất cả phải là những biện pháp đồng bộ và cùng với đấy có thể tính đến biện pháp điều chỉnh giờ làm, giờ học nhưng phải tính điều chỉnh ở đâu, khu vực nào. Cần có nghiên cứu kỹ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Đinh La Thăng nói đang cùng Hà Nội bàn soạn văn bản đề đề nghị Thủ tướng trong tuần này phê duyệt đề án điều chỉnh giờ làm?

Nếu đủ căn cứ rồi thì trình được chứ chưa đủ thì chưa thể trình. Chính phủ yêu cầu quý 1 năm 2012 mới trình đề án về giao thông này. Nếu làm được sớm thì tốt nhưng nếu cảm thấy chưa vững chắc thì cần phải có thì giờ nghiên cứu thêm.

Như vậy là Hà Nội chưa đồng quan điểm với Bộ Giao thông Vận tải là sẽ triển khai ngay, thưa ông?

Hà Nội chưa quyết định một cái gì cụ thể cả mà đang xem xét, nghiên cứu. Chúng tôi cũng không nói không đồng quan điểm hay là làm ngay mà đang nghiên cứu thêm. Mà giờ nghiên cứu này không chỉ đối với 1 ngành là giao thông mà còn phải đối chiếu với nhiều ngành, lĩnh vực khác liên quan đến giao thông, rồi phải nghe dư luận xã hội nữa.

Xung quanh quan điểm hạn chế xe cá nhân cũng có nhiều ý kiến, theo ông thì  nên chế ô tô trước, sau đó mới đến xe máy hay là tiến hành song song với cả 2 loại phương tiện này?

Theo tôi nói đến hạn chế phương tiện cá nhân thì cả 2 phải tiến hành đồng thời nhưng nên quan tâm nhiều hơn đến xe ô tô cá nhân

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Đầu tư công bắt đầu thời kỳ chặt chẽ
  • Dự án đầu tư công lớn: Bỏ phân cấp cho địa phương
  • Tái cơ cấu nền kinh tế như thế nào? Bỏ mệnh lệnh hành chính với doanh nghiệp
  • 'Sắp xếp lại ngân hàng: Đã cấp bách lắm rồi'
  • Sức khỏe nền kinh tế, nhìn từ một con số “lạ”
  • Mua nhà giá thấp: Đừng đòi rẻ mà hãy 'vận động' để mình giàu lên
  • KHCN phải coi nhu cầu của doanh nghiệp là đích đến
  • Thị trường tiền tệ: Để “ổn”, cần xử lý tận gốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi