Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn tại EU

Ông Jean-Jacques Bouflet

Theo ông Jean-Jacques Bouflet, Tham tán Công sứ - Trưởng ban Kinh tế và Thương Mại, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, nếu như Hiệp định Thương mại tự do được ký kết thì sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tại thị trường EU. 

Thưa ông, Việt Nam và EU đã thống nhất sẽ chuẩn bị các bước kỹ thuật để tiến tới đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU. Vậy Việt Nam sẽ nhận được những lợi ích nào nếu như FTAa này được ký kết?

Một Hiệp định Tự do Mậu dịch với Liên minh Châu Âu (EU) sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội tốt hơn tiếp cận thị trường EU. Cho dù hiện tại hàng xuất khẩu Việt Nam nhận được những ưu đãi trong khuôn  khổ Hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) của EU, chỉ có 40% hàng xuất khẩu Việt đang được hưởng thuế suất 0%. Trong khuôn khổ FTA, sẽ có trên 90% hàng xuất khẩu và các dòng thuế được hưởng tự do hóa thương mại. Những cơ hội này sẽ được đảm bảo chắc chắn (bằng hình thức giao kèo) cho Việt Nam trong khi GSP hiện tại chỉ là ưu đãi mà EU có thể đơn phương thay đổi.

Hơn thế nữa, FTA và sự đảm bảo về tiếp cận thị trường cũng như về đầu tư là những động lực quan trọng cho nguồn FDI đến từ các công ty Châu Âu, những công ty đang tìm kiếm cánh cổng vào thị trường ASEAN. Một vài nước ASEAN đã nhận thấy cơ hội này: EU hiện đang tiến hành đàm phán FTA với Singapore và vừa mới quyết định tham gia đàm phán với Malaysia, đồng thời Thái Lan mới đây đã tuyên bố họ quan tâm tới việc đàm phán này.

Cơ hội xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ tăng như thế nào nếu như FTA này được thiết lập, thưa ông?

Xét về sản phẩm mà nói, các công ty Việt Nam đã khá thành công ở thị trường Châu Âu với các mặt hàng như thủy sản, giầy dép, gỗ và cà phê. Tất nhiên, việc tận dụng tối đa các cơ hội tốt đẹp hơn từ FTA này hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng tôi có niềm tin đầy đủ vào khả năng của cộng đồng doanh nghiệp Việt sẽ phát triển được các cơ hội đó.

Sẽ có những ngành sản xuất của Việt Nam chịu tác động kể từ khi FTA này được thiết lập. Ông có thể phân tích cụ thể những ngành nào của Việt Nam chịu tác động của FTA nói trên?

Tất nhiên Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty Châu Âu. Tuy nhiên do hai nền kinh tế mang tính bổ trợ nhau, nên chúng ta có thể kỳ vọng tình hình tích cực cho cả đổi bên (win – win situation) với tình trạng cạnh tranh đối đầu giữa các ngành hàng được hạn chế. Đôi bên được kỳ vọng sẽ cùng tăng cường trao đổi (thương mai) và lợi ích, đồng thời khuyến khích sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn. Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán để có được những giải pháp cụ thể cho những mặt hàng nhạy cảm. EU hiểu rõ về những khác biệt trong phát triển và sẽ cân nhắc kỹ lưỡng điều này, đồng thời tôi cũng tin tưởng vào năng lực của các nhà đàm phán Việt Nam

Box: Theo phân tích của Vụ Châu Âu (Bộ Công thương), xuất siêu của Việt Nam vào EU đang có những dấu hiệu giảm dần đi khi tăng trưởng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đang có tốc độ cao hơn tốc độ xuất khẩu từ Việt Nam vào EU. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép lớn hơn từ những doanh nghiệp đến từ những nước mới gia nhập EU từ khu vực Đông Âu. Nếu như FTA được thiết lập thì các doanh nghiệp từ những quốc gia mới gia nhập EU (khu vực Đông Âu) có khả năng tăng xuất khẩu rất mạnh vào Việt Nam, làm tăng áp lực cho doanh nghiệp của Việt Nam do có cơ cấu hàng hóa khá tương đồng và khả năng cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp được khuyến cáo cần có chuẩn bị nghiên cứu về hiệp định này từ bây giờ để không bị động trong thị trường.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Phó Thủ tướng: Đầu tháng 11 sẽ có 'Vinashin mới'
  • Chưa đặt ra vấn đề điều chỉnh tỉ giá
  • Giải quyết căn cơ vấn đề nhập siêu
  • Từ V1000, Việt Nam cần một cấu trúc doanh nghiệp mạnh
  • “Lỗ hổng” lớn gây tham nhũng, thất thoát
  • Không cảm tính trong đánh giá các dự án tỷ đô
  • Còn nhiều việc phải làm cho một ngành kinh tế quan trọng
  • Doanh thu còn khiêm tốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi