Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Huy động vốn VND: ‘Vũ khí bí ấn’ của ngân hàng ngoại là gì?

Để huy động lãi suất VND, ngân hàng nội có “chiêu” thưởng lãi suất, nhưng ngân hàng ngoại sẽ phải làm gì để hút vốn?

Từ 1/1/2011, theo lộ trình hội nhập, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ được huy động tiền gửi bằng VND không hạn chế bởi vốn pháp định của chi nhánh tại Việt Nam. Liên quan đến tác động của quy định mới này đến thị trường tiền gửi VND và hệ thống ngân hàng nói chung, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Hiếu - Thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình.

Thị phần của ngân ngoại chiếm khoảng 11%

Thưa ông, việc ngân hàng nước ngoài được huy động tiền gửi bằng VND không hạn chế sẽ tác động như thế nào đến thị trường?

Theo tôi, điều này sẽ có lợi cho cả họ và toàn ngành ngân hàng. Vốn dồi dào từ ngân hàng mẹ tại nước ngoài, mạng lưới chi nhánh tại thị trường quốc tế, công nghệ thông tin là các lợi thế cho ngân hàng nước ngoài tham gia vào sân chơi trong nước. Sự xuất hiện của các thành viên này sẽ góp phần tăng tính chuyên nghiệp, đẩy nhanh sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam.

Quy định mới sẽ tạo thêm sự cạnh tranh đối với ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, với thị phần của ngân hàng nước ngoài khoảng 11% toàn ngành ngân hàng Việt Nam, thì qui mô thị trường của họ còn nhỏ, chưa phải đối thủ ghê gớm ngay trước mắt.

Ưu thế khi đưa công nghệ cao vào ứng dụng


Đối với sản phẩm tiền gửi, mạng lưới là yếu tố quan trọng tạo thuận lợi cho việc huy động. Tuy nhiên, hiện số chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam rất khiêm tốn. Theo ông, các ngân hàng nước ngoài có thể có những chiến lược gì để hóa giải các bất lợi này?

Các ngân hàng nước ngoài sẽ có thể sử dụng các hình thức giao dịch như SMS, mobile, internet để đưa dịch vụ đến khách hàng nhiều hơn là mở rộng mạng lưới. Mở chi nhánh không phải là kênh chính. Mạng lưới là bất lợi nhưng họ sẽ hoá thành ưu thế của mình khi đưa công nghệ cao vào.

Nhiều ngân hàng trên thế giới như ở Mỹ hiện không còn hình thức giao dịch viên với khách hàng, có chi nhánh chỉ có máy giao dịch. Ngân hàng đưa dịch vụ đến đích qua nhiều kênh SMS, mobile…

Một ưu thế rất lớn khác của ngân hàng nước ngoài là đồng vốn dồi dào nên giải ngân rất nhanh. Đối với khách hàng lớn, vấn đề giải ngân rất quan trọng, nhất là giải ngân một lượng tiền lớn. Tại ngân hàng nước ngoài, không có vấn đề nói khách hàng trở lại sau, chúng tôi sẽ điều vốn sau 2, 3 ngày.

Không chỉ dừng ở đó, ngân hàng nước ngoài có cách bán chéo sản phẩm, tạo ra một gói dịch vụ tổng thể thuận tiện cho khách hàng.

Ngoài những thuận lợi kể trên về vốn, công nghệ, ngân hàng nước ngoài có những bất lợi gì trong huy động vốn VND so với các ngân hàng trong nước, thưa ông?


Họ còn nhiều điểm bất lợi, một là ngân hàng nước ngoài không hiểu khách hàng, văn hoá khách hàng như ngân hàng trong nước. Hiện tại, họ mới hoạt động được 2 năm, trong khi các ngân hàng trong nước đã đã hoạt động hàng chục năm, có thị phần lớn và quan hệ khách hàng lâu đời. Nên qui mô của ngân hàng nước ngoài chưa thể bằng các ngân hàng trong nước.

Thị phần có thể lên xấp xỉ 15% đến hết năm nay

Theo ông, ngân hàng nước ngoài liệu có trở thành một đối thủ đáng ngại trong thị trường huy động vốn VND vốn cạnh tranh rất khốc liệt năm qua?


Ngân hàng nước ngoài có bất lợi là quy mô còn nhỏ trong năm 2011, chỉ khoảng 11%. Nhưng theo tôi, thị phần của ngân hàng nước ngoài sẽ phát triển lên xấp xỉ 15% đến hết năm nay. Tổng quan lực lượng sẽ biến đổi rất nhanh.

Nếu các ngân hàng trong nước chưa có chiến lược cạnh tranh, cho rằng ngân hàng nước ngoài chưa đi vào lãnh địa của họ, chưa thấy sự đe doạ mạnh, thì nên nghĩ lại. Theo quan sát của tôi, nhiều ngân hàng nhỏ hiện chưa có chiến lược cạnh tranh với đối thủ ngoại. Tuy  nhiên, các ngân hàng lớn tại đô thị đã nghĩ đến điều này và đang chuẩn bị chiến lược cạnh tranh của mình.

Theo nhận định của ông, đối tượng ngân hàng trong nước nào sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ quy định ngân hàng nước ngoài được huy động tiền gửi VND không hạn chế?

Các ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ sự thâm nhập của ngân hàng ngoại chính là các ngân hàng lớn như ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng cổ phần lớn như ACB, STB vì khách hàng của họ đang bị các ngân hàng nước ngoài quan tâm đến, có chiến lược đeo bám. Khách  hàng mục tiêu của ngân hàng nước ngoài đang là đối tượng người thu nhập cao và các doanh nghiệp lớn, liên quan đến xuất nhập khẩu…

Bảo hiểm tiền gửi, “vũ khí” cạnh tranh


Trong sản phẩm tiền gửi, các ngân hàng trong nước chủ yếu cạnh tranh lôi kéo người gửi tiền bằng lãi suất thưởng, các chiêu khuyến mại. Nhưng có vẻ như đây không phải là lợi thế của các ngân hàng nước ngoài vì cơ chế tài chính minh bạch không cho phép họ hạch toán các khoản thưởng và khuyến mãi này. Vậy, các ngân hàng nước ngoài có cách gì khác để thu hút người gửi tiền?

Ngân hàng nước ngoài rõ ràng không chú trọng cạnh tranh trên lãi suất mà là cạnh tranh trên chất lượng dịch vụ và uy tín. Có thể ngân hàng nước ngoài có lãi suất huy động thấp hơn ngân hàng trong nước. Nhưng ngân hàng nước ngoài chú trọng đến vấn đề mà ngân hàng trong nước không  quan tâm nhiều. Đó là bảo hiểm tiền gửi.

Không phải chỉ bảo hiểm tại các cơ quan của Việt Nam mà là mua bảo hiểm của các hãng bảo hiểm quốc tế uy tín. Hiện khách hàng Việt Nam chưa quan tâm đến bảo hiểm tiền gửi, nhưng xu hướng sẽ ngày càng quan tâm đến điều này hơn.

Ngân hàng nước ngoài cũng đang tuyên truyền điều này đến thị trường, tăng cường sự hiểu biết của người dân đối với ngân hàng nước ngoài, về những lợi thế có thể bù trừ lãi suất không cao so với ngân hàng trong nước.

Trên phương diện người gửi tiền, để chọn giữa chênh lệch lãi suất thêm 0,5 đến 1% hay an toàn lớn, thì họ sẽ gửi vào ngân hàng có chất lượng tốt, uy tín thay vì lãi suất cao.

Xin cảm ơn ông!

(NDHMoney)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Hơn 8.000 tỉ đồng giữ giá xăng dầu
  • Nghị định 02 của Chính phủ: Quy định để bảo vệ chính cơ quan báo chí
  • Lạm phát 2010: “Có chuyện lòng tin vào đồng tiền có vấn đề”
  • GS Võ Tòng Xuân và mô hình liên kết bốn nhà
  • Ngân hàng nội: Áp lực đến từ nhiều phía
  • Sẽ tăng cường quảng bá cho thị trường trái phiếu
  • Nâng giá lúa, giữ giá gạo
  • Làm sao chủ động kế hoạch tài chính?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi