Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IMF nói về việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá?

Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam chính thức đưa ra bình luận về việc điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam.

Trong cuộc trao đổi này, ông Benedict Bingham - Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam, đã hoan nghênh động thái của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời ông cũng đưa ra những dự báo về các tác động của lần điều chỉnh tỷ giá này.

“Rất hoan nghênh”

Thưa ông Benedict Bingham, như ông đã biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, lên mức trên 9%. Vậy ông bình luận gì về động thái này?


Ông Benedict Bingham: Trước hết, là đại diện của IMF tại Việt Nam, chúng tôi rất hoan nghênh động thái này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đó là một động thái tích cực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc từng bước làm bình thường hóa chức năng của thị trường ngoại tệ; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thị trường ngoại tệ chính thức và không chính thức; từng bước tạo sự linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành tỷ giá.

Thực tế, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã khá thành công trong việc giải quyết các vấn đề nổi cộm của kinh tế vĩ mô thông qua việc điều chỉnh chính sách. Và tôi đánh giá biện pháp điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 cũng là một phần thể hiện điều đó.

Tuy nhiên, nếu nói việc điều chỉnh tỷ giá lần này có thể giải quyết được triệt để các vấn đề liên quan đến tiền đồng, liên quan đến cơ chế tỷ giá ngoại tệ, cái mà đã gây áp lực khá mạnh lên thị trường trong cả năm qua, thì tôi nghĩ là chưa đủ.

Tôi nghĩ để làm được điều đó, Chính phủ Việt Nam cần phải có một chính sách tài khóa đồng bộ, để giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp tới Việt Nam đồng, đó là vấn đề nợ công, là vấn đề sức khỏe của các doanh nghiệp nhà nước, là vấn đề lạm phát.

Phải khẳng định lại rằng động thái điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 là khá tích cực, song cũng mới chỉ là một phần của cả gói giải pháp đồng bộ khác của mà các bạn cần làm trong thời gian tới…

“Nhỏ hơn 9,3% mới là bất hợp lý”!

Thưa ông, việc Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá là điều không gây bất ngờ bởi thị trường đã dự đoán trước được điều này. Tuy nhiên, bất ngờ ở chỗ tỷ giá được nâng lên mức cao nhất từ trước đến giờ, trên 9%. Vậy ông có bất ngờ về điều này hay không?

Ông Benedict Bingham: Tôi ngạc nhiên là sao mọi người lại bất ngờ về việc tỷ giá được nâng lên mức cao. Rõ ràng lâu nay tỷ giá chính thức và không chính thức chênh nhau đến 8-9%. Thế nên việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 9,3% như vừa qua là hợp lý. Nhỏ hơn mới là bất hợp lý.

“Thời điểm nâng tỷ giá không cần bàn nhiều”

Nhiều ý kiến cho rằng thời điểm nâng tỷ giá hiện nay là hơi muộn. Ông bình luận gì về ý kiến đó?


Ông Benedict Bingham: Tôi nghĩ rằng mọi động thái của Ngân hàng Nhà nước, hay các điều chỉnh khác cũng đều không thể diễn ra trước Đại hội Đảng được. Thế nên, tính thời điểm của động thái nâng tỷ giá không cần bàn nhiều. Chỉ hy vọng rằng đây sẽ là động thái đầu tiên của Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ các động thái tiếp theo trong gói giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Tôi nghĩ đối với Ngân hàng Nhà nước, người dân vẫn rất kỳ vọng vào các động thái tiếp theo như vấn đề về lãi suất, lạm phát...

“Luồng vốn ngoại vẫn chờ chính sách kinh tế vĩ mô”

Sau động thái điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 thì nhiều người bắt đầu hy vọng rằng sẽ có một luồng tiền đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Ông có đồng ý với quan điểm đó hay không?


Ông Benedict Bingham: Tôi nghĩ rằng có thể có một vài luồng tiền nào đó từ nước ngoài đang chờ cơ hội ngay khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, sẽ vào Việt Nam. Tuy nhiên, về cơ bản mà nói thì các luồng vốn nước ngoài vẫn còn muốn chờ đợi chính sách kinh tế vĩ mô sẽ được thực thi như thế nào trong thời gian tới, chứ không phải chỉ là việc điều chỉnh tỷ giá.

Nếu kinh tế vĩ mô được ổn định, môi trường đầu tư Việt Nam chắc chắn sẽ được nâng cao hơn nữa, và lúc đó đương nhiên luồng tiền từ nước ngoài sẽ chảy mạnh vào Việt Nam.

Như tôi đã nói thì mỗi việc điều chỉnh tỷ giá thôi chưa đủ. Đi kèm với đó phải là một gói giải pháp đồng bộ khác. Ví dụ như giải pháp về chính sách tiền tệ, giải pháp về chính sách tài khóa. Hiện thị trường đang rất trông ngóng về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ đối phó như thế nào với vấn đề lạm phát; Chính phủ sẽ giải quyết thế nào với vấn đề nợ công, thâm hụt ngân sách.

Nhà đầu tư nước ngoài họ cũng hiểu rằng thâm hụt ngân sách là khá lớn, họ cũng hiểu lý do tại sao, và vấn đề bây giờ họ cần phải biết là khi nào thì nó sẽ được giải quyết để giảm xuống.

Bài học khủng hoảng nợ công tại châu Âu chúng ta đều biết. Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, cùng với những điều chỉnh chính sách tiền tệ với những tín hiệu được đưa ra rõ ràng từ Ngân hàng Nhà nước nhằm đối phó với lạm phát thì Bộ Tài chính cũng cần phải có những chính sách tài khóa rõ ràng nhằm đối phó với vấn đề nợ công.

Cả hai điều này kết hợp lại, tôi nghĩ, đó là yếu tố vô cùng quan trọng khiến cho Việt Nam thành công trong việc bình ổn thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá sẽ được ổn định. Từ đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Thưa ông, cùng với việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước lại thu hẹp biên độ giao dịch từ +-3% xuống còn +- 1%. Vậy xin ông giải thích về hai động thái này?

Ông Benedict Bingham: Động thái đầu tiên là tăng tỷ giá thì chắc mọi người đều rõ rồi, đó là nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thị trường chính thức và không chính thức. Còn động thái thứ hai là thu hẹp biên độ giao dịch, thì theo tôi là để Ngân hàng Nhà nước dễ dàng quản lý hơn, với mục đích là nhằm linh hoạt cơ chế tỷ giá.

Chúng ta hãy cùng chờ đợi xem việc quản lý này sẽ được Ngân hàng Nhà nước thực hiện cụ thể như thế nào trong thời gian tới.

Nói về việc thu hẹp khoảng cách giữa thị trường chính thức và không chính thức. Ông có cho rằng động thái điều chỉnh vừa qua sẽ có hiệu quả hay không?


Ông Benedict Bingham: Có hai vấn đề tôi muốn nhắc lại, đó là đến khi nào thì Chính phủ Việt Nam mới đưa ra các chính sách để giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô, từ đó mới khiến cho những áp lực tiền đồng như năm ngoái được giảm bớt.

Ngoài ra, việc điều chỉnh tỷ giá là một phần, phần khác, để thu hẹp khoảng cách thực sự giữa thị trường chính thức và không chính thức, nó còn phụ thuộc vào cách điều hành cụ thể tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước, để làm sao cơ chế tỷ giá thực sự được linh hoạt như đúng thông điệp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra từ động thái điều chỉnh tỷ giá vừa qua.

Xin cảm ơn ông!

(NDHMoney)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Ông Lê Đức Thúy: 'Tỷ giá không tác động mạnh tới lạm phát'
  • Chưa hết khó khăn
  • Năm 2011: Vẫn chưa hết khó khăn cho doanh nghiệp
  • Cạnh tranh càng cao càng tốt cho Việt Nam
  • Về một “ông nghị” không ngại làm thiểu số
  • "Sở hữu chung cư thế nào là quyền của người dân"
  • “Doanh nghiệp nhà nước đang có quá nhiều chủ”
  • Nên đa dạng hình thức sở hữu nhà ở chung cư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi