Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh càng cao càng tốt cho Việt Nam

Để Việt Nam tăng trưởng cao hơn, GS. David Dapice cho rằng, Việt Nam cần duy trì tính cạnh tranh càng cao càng tốt. Một thị trường vốn và nhà đất thông thoáng hơn cũng như việc tái cơ cấu ngành giáo dục. Bên cạnh đó, việc quản lý vĩ mô cũng nên thận trọng hơn.

Sẽ tốt hơn nếu tư nhân được tham gia trực tiếp

- Việt Nam đang cần bước cải tạo mạnh mẽ về hạ tầng, có nhiều dự án cần phải thực hiện, nhưng cần cơ chế để kiểm soát các dự án đó một cách hiệu quả nhất. Mô hình kiểm soát như đối với đường sắt cao tốc vừa rồi có phải là cách làm hay không, thưa ông?


GS. David Dapice: Nếu bạn có một dự án lớn có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế quốc gia thì họp bàn  tại Quốc hội là việc phải làm. Nhưng nhìn chung bạn sẽ không thể triệu tập Quốc hội với mọi dự án nhỏ hơn như xây dựng một đoạn đường rất ngắn thôi. Quốc hội cùng với Đảng chỉ nên đưa ra những định hướng và nguyên tắc chung.

Để trả lời câu hỏi của ông, ví dụ như với đường sá, thông thường bạn có thể thu phí; và khi bạn có một nhà đầu tư tư nhân, những người luôn tính toán lợi ích từ con đường đó, họ sẽ không xây đường nếu không có nhiều xe cộ qua lại.

Nói cách khác, với sự hợp tác nhà nước - tư nhân, nó sẽ có vai trò như một cái phanh đối với hoạt động đầu tư mang ý chí chính trị một cách tràn lan và thiếu hiệu quả của chính phủ. Tôi nghĩ các bạn hoàn toàn có thể phối hợp nhà nước và tư nhân đồng thời sử dụng phí cầu đường thu được để thanh toán chi phí xây dựng.

- Việt Nam đang áp dụng mô hình PPP (công - tư cùng làm), nhưng cũng không dễ triển khai. Ông có quan tâm đến mô hình này không, và theo ông, đâu là khó khăn?


Tôi nghĩ các bạn cần phải khôn khéo trong đàm phán. Đã có nhiều trường hợp bên đối tác tư nhân nắm quá nhiều để rồi người dân phải chịu lệ phí cầu đường quá cao, hay phải tốn quá nhiều tiền để mua nước sạch; đây là kết quả không ai mong muốn cả. Đôi khi nó còn không hiệu quả bởi dự án đó hoàn toàn không nên triển khai.

Các bạn đã tìm kiếm sự phối hợp công-tư đối với đường sắt cao tốc (và có lẽ không tìm được bởi vì không bao giờ có đủ lượng giao thông qua lại để hỗ trợ làm nguồn thanh toán trả nợ sau này). Trong trường hợp này, dự án phi hiệu quả.

Nhưng không phải việc xây tuyến đường này không thể xảy ra, bởi cái chính là bạn cần sự lựa chọn dự án tốt hơn và bạn phải khôn ngoan khi đàm phán với đối tác tư nhân. Có rất nhiều chi tiết quan trọng. Xin lấy ví dụ, nếu bạn không tính đến tỷ giá và đồng tiền của bạn mất giá mạnh, chi phí sẽ bị đội lên rất nhiều và người dân thì không thích điều đó. Đây chính là vấn đề từng xảy ra ở Thái Lan.

- Như vậy cần một cơ chế kiểm soát hiệu quả và giá thành của các dự án, nhưng Việt Nam vẫn chưa có. Ông có lời khuyên nào để Việt Nam có những dự án tốt nhưng với giá thành hợp lý để chi phí đầu vào thấp đi, và hiệu quả tăng lên?

Ngoài sự hợp tác nhà nước - tư nhân như tôi vừa nói, nếu tôi là một nhà đầu tư tư nhân và tôi không phải lệ thuộc vào phí cầu đường, thì việc xây đường tốt giá rẻ cũng là lợi ích của tôi, và tôi sẽ không cần đường tốn kém vì đằng nào tôi cũng không thu đủ phí cầu đường. Khi đó lợi ích của tôi trùng hợp với lợi ích của nhà nước.

Nếu tôi là một quan chức Chính phủ, tôi không phải quá quan tâm tới việc hạ giá thành, và tôi chỉ thực hiện phần nào trách nhiệm của mình. Đôi khi chi phí phát sinh có thể dẫn đến chi phí cao hơn, ngoài tính toán của tôi. Ở đây, tôi nghĩ điều quan trọng là các bạn phải thay đổi cơ chế khuyến khích. Như vậy sẽ khuyến khích người ta làm đúng và làm hết trách nhiệm của mình.

Các bạn cũng có thể thuê kỹ sư kiểm tra đường và nếu các ngân hàng đang tài trợ dự án thì họ có thể tự thuê kỹ sư. Như thế các bạn có thể nhờ các tổ công tác bên ngoài hoặc nước ngoài để đảm bảo chất lượng và tiến độ diễn ra hợp lý. Nhưng giải pháp đó chưa chắc sẽ giúp giảm chi phí xuống.

- Điều này liên quan tới câu chuyện lớn hơn của Việt Nam là hiệu quả tăng trưởng và tiếp cận các nguồn lực. Theo ông, phải chăng Việt Nam muốn tăng hiệu quả thì phải mở rộng các nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân, tăng cường cho tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công mà họ đang gánh giữ? Việt Nam có thể thí điểm ở những lĩnh vực, khu vực nào đang tạo ra những đặc lợi đặc quyền cho DNNN và chưa hiệu quả trong đầu tư?

Đối với các gói thầu xây dựng, thường thì công việc được thực hiện bởi DNTN gói thầu đó lại do nhà nước giành được. Vì thế sẽ tốt hơn nếu tư nhân được tham gia trực tiếp chứ không phải gián tiếp như hiện nay. Và tôi nghĩ đây là quyết định rất dễ thực hiện. Mặt khác, các bạn còn có cả các DNTN thật sự và các doanh nghiệp mang mác DNTN nhưng lại có những mối quan hệ gần gũi với nhà nước. Và như thế ý nghĩa của tư nhân ở đây cũng không rõ ràng.

Tôi cho rằng điều quan trọng là duy trì tính cạnh tranh càng cao càng tốt. Tôi xin nhấn mạnh, nếu bạn nhìn vào tỷ trọng trong tăng trưởng tổng sản phẩm công nghiệp thực tế của năm ngoái, chỉ có 12% bắt nguồn từ khu vực nhà nước, 88% do khu vực ngoài nhà nước và FDI tạo ra.

GDP thực tế ở Việt Nam cao hơn tính toán


- Xin chuyển sang vấn đề chiến lược phát triển kinh tế. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả, nhưng cuối cùng là người dân đã bước vào ngưỡng thu nhập trung bình. Cảm nhận của ông về kết quả này là gì, trong khi rất nhiều người nói rằng dù là nước thu nhập trung bình, nhưng bản chất mức sống của người dân Việt Nam không thay đổi nhiều, họ vẫn là một đất nước nghèo?

Có một số điểm cần nói ở đây. Thứ nhất là các bạn mới chỉ bước vào nhóm thu nhập trung bình thấp và nếu tỷ giá tiếp tục tăng như thế này, các bạn thực tế mới chỉ tiệm cận mức thu nhập trung bình thấp. Như vậy, ý kiến trên là khá đúng.

Nhưng mặt khác, tôi nghĩ GDP thực tế của VN cao hơn tính toán. Các thống kê thường không tính được một số thu nhập mà nhiều người không thực sự muốn báo cáo. Tức là, thực tế nó có thể cao hơn khoảng 10-15% so với sản lượng các bạn thống kê, và bạn có thể đang đứng ở vị trí cao hơn.

Nhưng tôi nghĩ luận điểm ông đưa ra rất thực tế. Các bạn phải chịu giá lương thực, giá nhà đất biến động mạnh, nhiều người phải di cư ra thành phố để kiếm việc làm. Cuộc sống vẫn khá khó khăn do lương không tăng cao lắm mà chi phí nhà ở lại tốn kém. Vì thế, cách thức tổ chức của các bạn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn để tạo sự gắn kết xã hội và thịnh vượng của VN trong 5-10 năm tới. Để làm được điều đó, bạn phải giúp cho người lao động dễ dàng tìm được một nơi sống tốt và ổn định hơn, không quá đắt đỏ và phải làm cho giao thông thuận tiện hơn.

- Nước thu nhập trung bình và kết quả của 20 năm đổi mới có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm sắp tới của Việt Nam. Ông đã nhiều lần đóng góp ý kiến cho các kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm trước đây, lần này ông có tham gia ý kiến cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong 5 năm tới của Việt Nam hay không?


Tôi có viết một báo cáo về vai trò của chính phủ trong hoạch định chiến lược phát triển cho Viện Chiến lược Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) do UNDP tài trợ. Tôi cũng làm việc cùng Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Chương trình đào tạo lãnh đạo (Vietnam Executive Leadership Program) của Việt Nam với một nhóm gồm chừng 10-15 quan chức chính phủ cấp cao của Việt Nam đến Harvard hàng năm. Tôi đã có nhiều cuộc thảo luận với các nhóm này.

- Trong các chương trình ông tham gia và quá trình tiếp cận với Việt Nam, đâu là điểm ông cho rằng cần phải tập trung nhất trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 10 năm tới?


Như tôi đã nói, chúng tôi mong muốn thấy vai trò lớn hơn của cạnh tranh và một thị trường vốn và nhà đất thông thoáng hơn cũng như việc cải cách ngành giáo dục chứ không chỉ cứ đổ tiền vào đó, bởi chúng tôi nghĩ như thế cũng không hiệu quả. Các bạn nên thay đổi lại cách thức tổ chức các trường đại học để giúp chúng có sức cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, việc quản lý vĩ mô cũng phải "bảo thủ" hơn.

- Sự bảo thủ của kinh tế Việt Nam đã được cảnh báo rất nhiều, nhưng ông có cảm nhận được sự thay đổi đó trong năm 2011 không? Đây có phải là thách thức cho phát triển kinh tế không?


Ý tôi nói là bảo thủ ở đây là bảo vệ cái bạn muốn bảo vệ. Bạn sẽ bảo vệ các cơ sở mua sắm nếu bạn muốn đảm bảo khả năng vay mượn với giá cả phải chăng, nếu bạn muốn bảo vệ nguồn dự trữ ngoại hối để bạn có thể tiếp tục mua hàng nhập khẩu khi cần. Tôi nghĩ đây cũng là những mặt tốt của sự bảo thủ.

Nếu các bạn muốn duy trì tăng trưởng cao trong năm năm tới, bạn phải hạ lạm phát xuống, tăng hiệu quả đầu tư và xây dựng lại hình ảnh của mình trong cộng đồng quốc tế. Giá trái phiếu đang giảm và vay mượn cũng trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. Nếu các bạn giải quyết những vấn đề này trước, các bạn có thể chậm lại đôi chút trong vài ba năm. Nhưng có tới nhiều chục tỷ USD dưới dạng tiền vàng và đôla nằm trong tay của người dân. Nếu họ tự tin hơn vào quản lý kinh tế vĩ mô và bỏ tiền ra đầu tư, các bạn sẽ không phải gặp những vấn đề vốn như hiện nay.

(vef)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Về một “ông nghị” không ngại làm thiểu số
  • "Sở hữu chung cư thế nào là quyền của người dân"
  • “Doanh nghiệp nhà nước đang có quá nhiều chủ”
  • Nên đa dạng hình thức sở hữu nhà ở chung cư
  • Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Chính phủ quá ưu ái, doanh nghiệp sẽ “hư”?
  • Không để nhà nước quản vì ngại xin - cho
  • “Cửa” nào cho các ngân hàng nội?
  • Vẽ bản đồ hệ thống phân phối hàng Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi