Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Không nên xem xét lập công ty mua bán nợ ngân hàng”

picture
TS. Vũ Đình Ánh: "Trong giai đoạn đang tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc hình thành thêm một siêu tổng công ty có tính độc quyền như vậy có là cần thiết?".

“Việc ‘đẻ’ ra công ty mua bán nợ chẳng khác gì thêm một doanh nghiệp độc quyền”, TS. Vũ Đình Ánh đưa ra quan điểm khi nói về đề án lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng.

Ông nói:

- Quan điểm của tôi là không xem xét thành lập công ty mua bán nợ.

Thứ nhất, trong nền kinh tế Việt Nam, nợ xấu quy mô lớn chỉ là một vấn đề nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất hiện nay.

Cái khó nhất của nền kinh tế hiện nay là giải quyết tình trạng sức mua giảm. Sức mua giảm dẫn đến tồn kho cao, đầu ra không giải quyết được lại dẫn đến tình trạng không có việc làm, không có thu nhập và như vậy không nảy sinh nhu cầu tiêu dùng. Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng lạm phát cao tăng trưởng thấp.

Như vậy, nợ xấu chỉ là hệ quả của khó khăn kinh tế. Giả định, các doanh nghiệp vẫn có đầu ra tốt, tồn kho ít, thì nợ xấu không thể cao đến mức như hiện nay.

Mặt khác, một trong những mục tiêu của việc giải quyết nợ xấu là cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp. Nhưng bản chất nợ xấu không phải như vậy mà một phần nguyên nhân là cho vay thiếu kiểm soát. Tôi rất tán đồng với quan điểm của một chuyên gia nước ngoài: “Nếu xử lý nợ xấu theo kiểu thành lập công ty mua bán nợ chẳng khác gì trao phần thưởng cho những kẻ đã làm sai”. Không chỉ vậy, cách làm này thậm chí có thể khuyến khích cho những kẻ có ý định làm sai vì nghĩ làm xấu vẫn được cứu.

Thứ hai, nợ xấu của Việt Nam khác với các nước khác. Nợ xấu của Việt Nam gắn với nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước mặc dù đến thời điểm hiện nay, dư nợ của doanh nghiệp nhà nước trong tổng nợ xấu vẫn chưa được công bố.

Thêm vào đó, nợ xấu gắn với đầu tư công. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam nhận dự án có vốn từ ngân sách nhà nước và vay ngân hàng để làm dự án. Sau đó, ngân sách không có vốn để rót cho dự án dẫn đến tình trạng nợ nần của doanh nghiệp. Cuối cùng món nợ này thành nợ của doanh nghiệp với ngân hàng. Ngoài ra, bản chất nợ xấu của Việt Nam không phải tại ngân hàng, rất nhiều trong các khoản này là cho vay theo chỉ định.

Tóm lại, từ bản chất rất riêng của nợ xấu hiện nay cho thấy không cần thiết phải thành lập công ty mua bán nợ để xử lý nợ xấu. Thay vào đó, việc xử lý nợ xấu chỉ xem như một phần trong chương trình tổng thể tái cơ cấu đầu tư công, gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu hệ thống tài chính theo Nghị quyết 13.

Về hướng xử lý, thay vì ngân sách rót cho ngân hàng để mua lại phần nợ xấu này, nên dùng cách thanh toán bù trừ. Chẳng hạn, phát hành trái phiếu cho các khoản nợ, theo dạng viết giấy vay nợ. Với cách này, từ doanh nghiệp nợ biến thành Nhà nước nợ qua kênh trái phiếu.

Để việc xử lý nợ xấu thực hiện được, cần hình thành thị trường nợ. Để thị trường vận hành, bản thân người mua và người bán phải có cơ chế làm việc với nhau. Chẳng hạn, người mua và người bán tự làm việc với nhau hoặc hình thành các định chế hỗ trợ, đó là các công ty đánh giá tài sản, công ty định giá nợ.

Để làm được điều này, cần phải hiểu bản chất từng khoản nợ, nhưng đến nay, đây vẫn là một câu hỏi lớn.

Đến nay, thị trường mua bán nợ của Việt Nam vẫn chưa phát triển vì chưa có khuôn khổ pháp lý cho loại thị trường này. Khuôn khổ pháp lý cần quy định rõ luật chơi cho những người tham gia, cách xử lý tài sản đảm bảo.

Chẳng hạn, các công ty mua bán nợ của ngân hàng, các quỹ, các công ty bảo hiểm có được tham gia thị trường không?

Như vậy, để vận hành được, trên thị trường tài chính, bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cần có một loại tài sản nữa là “nợ đã biến thành giấy”. Khi thị trường đã phát triển sẽ có các sản phẩm phái sinh đa dạng hơn và nợ chỉ là một loại hàng hóa.

Đã đến lúc phải hình thành dạng thị trường này. Việc xử lý nợ hiện nay không như trước đây nhiều năm vì thị trường đã rộng mở, đa dạng đối tượng và quy mô cũng hoàn toàn khác. Do đó, không thể lặng lẽ làm được. Về thời gian xử lý, không kỳ vọng có thể xử lý nhanh được mà là cả quá trình gắn với tái cơ cấu nền kinh tế.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý là nguyên nhân gây ra nợ xấu là sở hữu chéo. Nếu không xử lý được tình trạng sở hữu chéo này thì không xử lý được vấn đề nợ xấu hiện nay. Bởi vì, sở hữu chéo khiến khó nhận dạng được con nợ và chủ nợ thực sự trong hệ thống. Trong thời gian dài việc quản lý sở hữu quá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng, không nhận diện được những chủ sở hữu thực sự.

Một điểm đáng lưu ý nữa, việc “đẻ” ra công ty mua bán nợ như thế này chẳng khác gì thêm một doanh nghiệp độc quyền. Trong khi đó, đây lại là siêu công ty. Trong giai đoạn đang tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc hình thành thêm một siêu tổng công ty có tính độc quyền như vậy có là cần thiết?

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Nói vốn FDI đang giảm thì chưa hẳn đã đúng”
  • Nhìn từ sự sụt giảm của CPI tháng 6/2012
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: Cần đảo ngược những gì đã làm sai!
  • Chuyên gia phân tích đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế
  • Cần có luật quản lý tập đoàn
  • Cạnh tranh hay độc quyền?
  • Chuyên gia kinh tế “bắt bệnh” và “bốc thuốc” cho Vinashin, Vinalines
  • Chứng khoán và bất động sản "tiếp tay" cho rửa tiền ở Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi