Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở rộng cơ chế giải quyết tranh chấp cho DN

Ông Vũ Ánh Dương
Tại Hội thảo về Luật Trọng tài thương mại năm 2010 diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày 9 và 10/9/2010, ông Vũ Ánh Dương, Phó tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam khẳng định, những điểm mới của Luật Trọng tài thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm cơ chế để giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn.
 
Thưa ông, Luật Trọng tài thương mại mới được ban hành, đang được Bộ Tư pháp xây dựng Nghị định hướng dẫn, có những điểm nào đáng chú ý so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003?

Sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, Luật Trọng tài thương mại có nhiều điểm rất tiến bộ so với Pháp lệnh Trọng tài năm 2003. Trong đó, thẩm quyền của trọng tài được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng sử dụng hình thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp. Quy định về thỏa thuận trọng tài cũng được mở rộng hơn, tạo thuận lợi hơn cho các bên khi muốn trọng tài để giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng quy định đầy đủ hơn về vai trò của tòa án trong quan hệ với trọng tài. Chẳng hạn, tòa án sẽ hỗ trợ trọng tài thu thập chứng cứ, sử dụng biện pháp cưỡng chế nhân chứng tới theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài… Luật đã mở rộng quyền của Hội đồng Trọng tài, khi cho phép Hội đồng có quyền ra lệnh áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để xử lý vụ việc nhanh hơn trước.

Cụ thể, thẩm quyền của trọng tài đã được mở rộng thế nào?

Pháp lệnh Trọng tài thương mại trước đây quy định, tổ chức kinh doanh và cá nhân kinh doanh mới được sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Nhưng thực tiễn hiện nay chỉ ra rằng, quy định đó không còn phù hợp, bởi nhiều chủ thể khác cũng có nhu cầu sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp này.

Chẳng hạn, nhiều dự án xây dựng có sự tham gia của đối tác nước ngoài và ban quản lý dự án do các bộ, ngành lập ra. Trong khi đối tác yêu cầu phải sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp, thì quy định cũ của Việt Nam lại không cho phép thực hiện điều này. Hay như mối quan hệ giữa các công ty bảo hiểm với cá nhân được bảo hiểm, giữa bệnh viện với bệnh nhân, các công ty luật cung cấp dịch vụ tư vấn với khách hàng… nếu theo quy định cũ thì không được sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.

Luật Trọng tài thương mại cho phép một bên có hoạt động thương mại có thể sử dụng công cụ này; nếu không phải hoạt động thương mại, nhưng được luật chuyên ngành cho phép, thì cũng được sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp… Như vậy, đối tượng sử dụng hình thức trọng tài được mở rộng nhiều hơn và do đó, thẩm quyền của trọng tài cũng được nâng cao.

Những điểm mới nói trên sẽ tác động tới các doanh nghiệp như thế nào trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thưa ông?

Các vụ việc sẽ được giải quyết nhanh hơn, hiệu lực của phán quyết trọng tài sẽ cao hơn, do khả năng bị hủy bỏ của tòa án là thấp hơn (vì tránh được những sai sót về mặt hình thức văn bản trong quá trình tố tụng chẳng hạn). Đối tượng sử dụng trọng tài nhiều hơn, giúp giảm nhẹ gánh nặng xét xử của tòa án, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian khi sử dụng trọng tài giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Luật Trọng tài thương mại đã mở ra hướng giải quyết các vụ tranh chấp với trọng tài viên là người nước ngoài rất linh hoạt, nên các doanh nghiệp sẽ có lợi nhiều hơn.

Điều này có đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn tới hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?

Mức độ tăng đột biến là không thể, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, trình độ của đội ngũ trọng tài, các trung tâm trọng tài cần có thời gian để được nâng cao hơn. Bản thân doanh nghiệp cũng cần có thời gian để thay đổi nhận thức, để ngay từ lúc chuẩn bị ký hợp đồng đã phải tính tới những rủi ro và cơ chế giải quyết tranh chấp. Theo thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp thường sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Điều này chắc chắn sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận, nhưng không phải một sớm một chiều.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chuyên gia Việt Nam nhìn nhận về khả năng suy thoái kép
  • Phải tăng cung ứng tiền cho nền kinh tế
  • Dự án Khu đô thị mới ngã 5 sân bay Cát Bi: Khởi động lại.. “cỗ xe rùa”!
  • Đề xuất giải pháp giao thông công cộng ở TPHCM đến năm 2020: Xe buýt nhanh BRT
  • Xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM: Cần nhiều chính sách ưu đãi
  • Vì sao Lâm Đồng thu hồi biệt thự đã giao cho HAGL?
  • Tập trung vào phân khúc nhà ở bình dân
  • Tình hình nuôi và xuất khẩu cá tra: Rối như canh hẹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi