Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồ án Quy hoạch thủ đô Hà Nội: Tăng đất cho công trình công cộng, cây xanh

Hôm  21.4, tại trung tâm triển lãm Vân Hồ (số 2, Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), bộ Xây dựng chính thức khai mạc trưng bày triển lãm lấy ý kiến người dân về quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trao đổi với báo Sài Gòn Tiếp Thị trước buổi triển lãm, ông Ngô Trung Hải, quyền viện trưởng viện Quy hoạch, kiến trúc đô thị và nông thôn (bộ Xây dựng) cho biết: “Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được khá nhiều ý kiến của các tầng lớp nhân dân về bản đồ án quy hoạch chung thủ đô. Hầu hết các ý kiến xoay quanh quy mô dân số và định hướng phát triển không gian, phân bổ mạng lưới công nghiệp, vị trí trung tâm hành chính quốc gia và trục Thăng Long”.

Ông Ngô Trung Hải

Thưa ông, vậy những băn khoăn ấy được tiếp thu và giải trình thế nào?

Theo đồ án quy hoạch chung thủ đô, Hà Nội sẽ gồm đô thị hạt nhân và năm đô thị vệ tinh là: Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn. Khi đó, TP Hà Nội có quy mô dân số 4 – 4,5 triệu người, được mở rộng về phía tây đến vành đai 4; về phía bắc sông Hồng gồm khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm. Theo đó, Hoà Lạc phát triển theo hướng đô thị khoa học; Sơn Tây là cửa ngõ phát triển kinh tế – xã hội phía tây bắc của thủ đô; Xuân Mai phát triển là đô thị đại học; Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn theo hướng đô thị công nghiệp. Thủ đô trong tương lai cũng sẽ có thêm một trục đường chính là trục Thăng Long, nối giữa Bà Vì và Ba Đình, là trục không gian văn hoá kết nối văn hoá Thăng Long và văn hoá Xứ Đoài (Hà Tây cũ).

Cũng theo quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, dân số của Hà Nội vào khoảng 10 triệu dân (tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 13 – 14 triệu dân). Trong đó dân số thành thị khoảng 6,4 triệu người còn lại khoảng 3 triệu dân ở nông thôn. Dự báo tổng quỹ đất xây dựng cả thành thị và nông thôn khoảng 125.500ha, chỉ tiêu khoảng 130 – 135m2/người. Trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 92.000ha và đất nông thôn khoảng 33.500ha.

Có ý kiến cho rằng chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Hoà Lạc, Ba Vì là “dời đô” lần thứ hai. Ông nghĩ gì về điều này?

Theo đồ án quy hoạch chung, trong tương lai xa, dự kiến một khu vực xung quanh núi Ba Vì sẽ dành để xây dựng trung tâm hành chính quốc gia. Vì hiện nay khu vực nội ô đang quá tải, muốn có được tiêu chuẩn xanh cần di dời và tập trung các bộ ngành ra khỏi nội ô, dành nhiều chỗ đất còn lại cho phát triển công trình phục vụ công cộng và cây xanh. Điều này là đúng đắn và đã được các tư vấn phản biện nước ngoài đánh giá cao. Còn nhiều cơ quan đầu não về chính trị và cơ quan lập hiến vẫn đóng tại Ba Đình.

Dự kiến từ nay đến năm 2020, Hà Nội cần 34.000ha đất sạch để phát triển và 160 tỉ USD đầu tư cho hàng trăm dự án, hạng mục công trình nhằm xây dựng một thành phố có quy mô gấp 3 – 4 lần so với hiện nay. Tuy nhiên, người dân lo ngại quy hoạch lần này có thể là “đại quy hoạch treo” bởi cần một lượng vốn đầu tư rất lớn mới có thể hoàn thành được mục tiêu trên?

Trực tiếp trao đổi với dân

Thời gian triển lãm từ 21.4 đến 1.5. Tại buổi khai mạc triển lãm hôm nay, lãnh đạo Bộ Xây dựng và viện Quy hoạch, kiến trúc đô thị và nông thôn (bộ Xây dựng) sẽ trực tiếp trao đổi, giải thích với những ai quan tâm đến vấn đề quy hoạch chung thủ đô Hà Nội.

Tôi cho rằng đó là họ chưa nắm bắt đủ thông tin. Tôi khẳng định hiện nay tất cả các dự án đã được phê duyệt đầu tư đã và đang vào cuộc rất quyết liệt. Dự án nào có dấu hiệu treo thì bị đề nghị thu hồi ngay, như vậy không có dự án nào được gọi là treo cả thì lấy đâu ra cái gọi là “đại quy hoạch” treo? Các vành đai 1, 2, 3 và thậm chí vành đai 4 của thủ đô cũng sắp được phủ kín các dự án đầu tư theo hình thức BT. Tuy nhiên, tôi cũng thừa nhận là các dự án đường tàu điện trên cao, tuyến đường sắt đô thị của thủ đô mở rộng vẫn còn gặp khó khăn về vốn.

Thưa ông, quan sát đồ án quy hoạch chung Hà Nội được trưng bày, không ít người dân vẫn khó có thể hình dung ra các khu chức năng của Hà Nội mở rộng. Tại sao viện Quy hoạch, kiến trúc đô thị và nông thôn không trưng bày theo kiểu sa bàn?

Dự kiến khoảng tháng 10.2010, bộ Xây dựng sẽ tổ chức trưng bày sa bàn quy hoạch tại cung triển lãm quy hoạch ở Mỹ Đình. Kinh phí thực hiện các mô hình chính có tổng kinh phí ước 60 tỉ đồng.

Theo đó, mô hình dự kiến sẽ giới thiệu chi tiết các khu chức năng như trung tâm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Văn Miếu, Mỹ Đình, trung tâm Hội nghị quốc gia; mười quy hoạch các khu chức năng trong tương lai; toàn cảnh Hà Nội 30 – 50 năm sau, khi đó người dân sẽ hình dung rõ hơn, thiết thực hơn.

Cảm ơn ông!

(Theo Hữu Lực // SGTT Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cửa mở nhưng còn hẹp
  • Cần nâng cao chất lượng kiểm toán
  • Chú trọng phát triển thế mạnh du lịch sinh thái
  • Góp ý quy hoạch chung Hà Nội: Sốt bất động sản có thể thôn tính vành đai xanh
  • Thừa trên 1.000 căn hộ tái định cư ở Hà Nội: 'Bỏ hoang' 12 tháng sẽ bị thu hồi
  • Dự luật cho 1,6 triệu viên chức
  • Người trồng điều sẽ được hưởng lợi từ INC
  • Băn khoăn "mua tạm trữ cà phê"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi