Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nguy cơ bong bóng tiền tệ hoàn toàn có thể xảy ra”

Đó là nhận định của ông Hiroki Shimazu, Chuyên gia Kinh tế của Ngân hàng Đầu tư Nikko Cordial tại Tokyo.

Trong một động thái đầy bất ngờ, ngày 5/10, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) đã quyết định hạ lãi suất cơ bản từ mức 0,1% xuống từ 0 đến 0,1%.Đây được xem là một phần trong các hành động mới đây của Nhật nhằm giảm giá đồng yên, vốn bị xem là đã tăng quá mạnh trong thời gian qua.

Xung quanh chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Hiroki Shimazu, Chuyên gia Kinh tế của Ngân hàng Đầu tư Nikko Cordial (Nhật Bản).

Ông đánh giá như thế nào về hành động can thiệp vào thị trường tiền tệ vừa qua của Chính phủ Nhật, đặc biệt là động thái hạ lãi suất của ngân hàng trung ương BOJ?

Xét về hành động can thiệp và thị trường tiền tệ của chính Phủ Nhật, tôi không nghĩ đây là một lựa chọn tốt nhất đối với nền kinh tế Nhật. Tuy nhiên, với những nền tảng kinh tế cơ bản như hiện nay, với nguy cơ giảm phát đang tiến gần thì đó là một trong những lựa chọn hợp lý hơn cả vào thời điểm này.

Và đương nhiên, động thái đó cũng có những tác động tới thị trường, trong đó cả thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán Nhật.

Xét về chính sách tiền tệ của BOJ, hầu hết các nhà kinh tế Nhật trong đó có chúng tôi, đều rất ngạc nhiên về quyết định khá mạnh của BOJ. Nhưng tôi ủng hộ quyết định đó.

Tại thời điểm này, tôi cũng nghĩ thật khó có thể đánh giá được những tác động của các chính sách tiền tệ mới của BOJ, cũng như dự đoán được những chính sách mới của Ngân hàng Trung ương. Bởi lẽ chủ trương của Thống đốc BOJ là sẽ chỉ đạo một chính sách tiền tệ mới.

Theo ông, việc can thiệp như vậy của cả Chính phủ Nhật và Ngân hàng Trung ương liệu đã đủ chưa và có có khiến đồng yên giảm giá như kỳ vọng hay không?

Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng việc can thiệp này là chưa đủ. Tất cả các doanh nghiệp Nhật đều mong Chính phủ có những lần can thiệp khác nữa để đồng yên hạ giá.

Ở Nhật, BOJ có vị thế độc lập với Chính phủ. Theo tôi, BOJ hành động hạ lãi suất là họ đã làm hết khả năng của mình rồi. Vấn đề nếu muốn đồng yên hạ giá nữa thì cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ nữa của Chính phủ. Và theo tôi, cần thiết phải có sự kết hợp giữa Chính phủ và Bộ Tài chính, chứ không chỉ là từ một phía.

Hiện theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các công ty Nhật đều mong đồng yên sẽ ổn định ở mức khoảng 90 yên đổi một USD. Đó là mức hợp lý để kinh doanh. Và chúng tôi cũng cho rằng, khi đồng yên đạt mức 82 yên đổi một USD thì cần thiết phải có sự ra tay của Chính phủ Nhật.

Gần đây đã có nhiều đồng tiền trên thế giới bị giảm giá. Đã có nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về một cuộc chiến tranh tiền tệ. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ở Nhật, chúng tôi cũng đã từng có nhiều cuộc bàn luận về vấn đề này. Tôi không cho rằng sẽ xảy ra ngay một cuộc chiến tranh tiền tệ như nhiều người lo ngại.

Tuy nhiên, quan điểm của tôi là nếu ngày càng có nhiều nước can thiệp hạ giá đồng tiền thì đi kèm đó, mỗi nước cần phải có một cơ chế đảm bảo an toàn cho đồng tiền của họ.

Bằng cách nào thì sẽ thật khó nói, nhưng rõ ràng nếu thị trường tiền tệ không có sự bảo đảm, mỗi nước chỉ nghĩ đến việc làm sao phá giá đồng tiền của mình để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng, thì chắc chắn đi kèm với mong muốn phục hồi kinh tế lâu dài, nguy cơ bong bóng tiền tệ hoàn toàn có thể xảy ra.

Xin cảm ơn ông!

 

(NDHMoney)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Sữa sẽ còn tăng giá nếu doanh nghiệp nhà nước không đứng ra nhập khẩu”
  • Lãi suất còn nghe ngóng thị trường
  • Cảnh giác với những bất ổn của nền kinh tế
  • Du lịch Thủ đô: Thời khắc vàng
  • Tập đoàn nhà nước ít quan tâm phát triển công nghệ
  • Làm gì để tăng trưởng ổn định, bền vững?
  • TS. Phạm Sỹ Liêm: "Chúng ta đang bị đô thị hóa dọc đường"
  • Nợ nằm ngoài phạm vi bảo lãnh: “Đáng lo đấy”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi