Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn nhà nước ít quan tâm phát triển công nghệ

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Quân - Thứ trưởng TT Bộ KH&CN về vấn đề đầu tư và phát triển công nghệ tại buổi toạ đàm “Doanh Nghiệp & Phát triển”

Tôi cho rằng phát triển khoa học công nghệ có hai vấn đề: Một là vấn đề đầu tư và hai là sự trợ giúp từ các nguồn lực như thế nào.

Hiện nay ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học công nghệ quốc gia chỉ khoảng 2% tổng chi ngân sách và con số tuyệt đối trong năm vừa qua là gần 500 triệu USD, trong đó dành cho công nghệ khoảng 10% còn 90% dành cho phát triển hạ tầng và chi thường xuyên cho tiền lương và các hoạt động của bộ máy.

Vì vậy có thể nói là nguồn lực chúng ta dành cho đầu tư công nghệ  từ ngân sách nhà nước có thể nói là rất thấp, còn từ đầu tư xã hội còn thấp hơn từ ngân sách nhà nước. Ở đây là sự bất hợp lí mà không thể chấp nhận được bởi vì ở nước khác cả những nước ngay cạnh chúng ta đầu tư phát triển KH&CN gấp 2 – 3 lần, đặc biệt Hàn Quốc gấp 10 lần ngân sách nhà nước. Hàn Quốc đầu tư cho khoa học công nghệ tính trên đầu người là 1000 USD còn chúng ta trong năm vừa rồi chỉ có 6 USD trong đó có 0,1 USD cho nghiên cứu ứng dụng còn hơn 5 USD là cho chi thường xuyên. Như vậy trách nhiệm của xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ là rất lớn.

Trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định,  chúng tôi có kiến nghị là doanh nghiệp phải trích từ 10 – 20% lợi nhuận trước thuế để đầu tư phát triển khoa học công nghệ nhưng khi được quốc hội thông qua thì lại biến thành doanh nghiệp được trích tới 10% lợi nhuận trước thuế để lập quỹ phát triển khoa học công nghệ, như thế là không có sàn, sàn là 0% và trần là chỉ có 10% thôi. Và từ “phải”  chuyển sang   “được”  nó là giữa bắt buộc với tự nguyện rồi. Trên thực tế báo cáo các đồng chí là có một thực tế khó chấp nhận là doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước ít đầu tư quan tâm phát triển khoa học công nghệ hơn các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Năm vừa rồi có một vài việc chúng tôi thấy rất phấn khởi đó là một sự đổi mới của một số doanh nghiệp tư: Các doanh nghiệp tư nhân đã thành lập các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đầu tư rất mạnh cho cái hoạt động này.

Ví dụ: công ty thủy sản Bình An có viện nghiên cứu đầu tiên với mức đầu tư mà các doanh nghiệp nhà nước đang mơ ước. Xí nghiệp cơ khí công thương Ninh Bình cũng là doanh nghiệp tư nhân đã có một trung tâm nghiên cứu…

Các doanh nghiệp mà tôi nói đến đều là doanh nghiệp mạnh, họ có sự tăng trưởng rất ấn tượng và họ có đóng góp rất nhiều cho sự phát triển khoa học công nghệ và kinh tế xã hội .

Có thể nói nhà nước cũng đang có những cơ chế chính sách để hộ trợ các doanh nghiệp chúng ta trong việc phát triển khoa học công nghệ ví dụ hiện nay chương trình 119 là hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển công nghệ, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều có thể nộp hồ sơ để sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học cộng nghệ để hỗ trợ đôỉ mới cộng nghệ. Và mức hỗ trợ tối đã là 30% tổng dự án đổi mới công nghệ. Chúng tôi đang kiến nghị với chính phủ nâng mức hỗ trợ lên 50%.

Thứ 2 là Chương trình nông thôn miền núi, bộ KHCN hàng năm trình với Chính phủ cũng dành các khoản chi phí nhất định từ ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh và không thu hồi kinh phí. Nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức công nghệ đưa kết quả các nghiên cứu tới các doanh nghiệp.

Chương trình thứ 3 rất quan trọng nhưng ít được doanh nghiệp quan tâm là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giúp cho daonh nghiệp bảo vệ thương hiệu, bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa, bảo vệ vị trí địa lý, bảo vệ cái kiểu dáng công nghiệp mà doanh nghiệp đã đưa vào các sản phẩm. Chương trình này cũng được hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều có thể tham gia một cách bình đẳng tuy nhiên có vẻ do tuyên truyền của chúng tôi chưa đến được với doanh nghiệp nên cả 3 chương trình tôi vừa nói đều chưa được các doanh nghiệp quan tâm nhiều, tỉ lệ doanh nghiệp tham gia ít và trong đó thì các doanh nghiệp tư nhân thì càng ít.

Chúng tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp trên tinh thần là tự đầu tư chúng ta cũng nên dành một phần lợi nhuận của mình để cho những cái phát triển và tận dụng tối đa những kênh hỗ trợ của nhà nước trong khuôn khổ chúng ta ra nhập wto thì nhà nước chỉ có thể hộ trợ các doanh nghiệp thông qua khoa học công nghệ thôi còn mọi cái hỗ trợ khác thì đều vi phạm cái sân chơi của WTO. Vì thế mà chúng tôi cũng kêu gọi các doanh nghiệp hay tận dụng tối đa những nguồn hỗ trợ của nhà nước thông qua con đường phát triển khoa học công nghệ để có thể phát triển doanh nghiệp của mình.  

Thứ trưởng TT Bộ KH&CN: Nguyễn Quân

 

(tamnhin)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Làm gì để tăng trưởng ổn định, bền vững?
  • TS. Phạm Sỹ Liêm: "Chúng ta đang bị đô thị hóa dọc đường"
  • Nợ nằm ngoài phạm vi bảo lãnh: “Đáng lo đấy”
  • Sở hữu toàn dân là không của ai cả?
  • Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tới hệ thống kế toán
  • Tỷ giá và lãi suất đang tác động thế nào tới doanh nghiệp?
  • Tín dụng sẽ được quản lý an toàn hơn
  • Nội địa hóa bao nhiêu là vừa?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi